Bài tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm


Bài tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm các dạng bài tập tính toán và trắc nghiệm có đáp án

Bài tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dạng tính toán

Bài 1:

Tại một doanh nghiệp sản xuất trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Xuất kho nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá xuất kho là 32.000.000 đồng.

2. Xuất kho vật liệu phụ đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá 8.000.000 đồng.

3. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 20.000.000 đồng, lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng 12.000.000 đồng.

4. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định.

5. Xuất kho công cụ, dụng cụ dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng 4.000.000 đồng.

6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 4.000.000 đồng. Biết rằng:

Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1000 sản phẩm. Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ là 4.000.000 đồng.

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100, phế liệu thu hồi là 80.000 đồng. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất.

Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị sản phẩm

Bài giải

1. Nợ TK 621       32.000.000

Có TK 1521                   32.000.000

2. Nợ TK 621       8.000.000

Có TK 1522                    8.000.000

3. Nợ TK 622       20.000.000

Nợ TK 627 12.000.000

Có TK 334 32.000.000

4. Nợ TK 622       4.400.000

Nợ TK 627 2.640.000

Nợ TK 334 2.720.000

Có TK 338 9.760.000

5. Nợ TK 627       4.000.000

Có TK 153 4.000.000

6. Nợ TK 627       4.000.000

Có TK 214 4.000.000

7. Nợ TK 154       87.040.000

Có TK 621 40.000.000

Có TK 622 24.400.000

Có TK 627 22.640.000

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ:

bài tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Phế liệu nhập kho:
1.   Nợ TK 152    80.000
Có TK 154    80.000
Tổng giá thành nhập kho:
4.000.000 + 87.040.000 – 4000.000 – 80.000 = 86.960.000
Z đơn vị =  86.960.000/1000 = 86960
Nhập kho thành phẩm:
2. Nợ TK 155    
86.960.000
Có TK 154    86.960.000

Bài 2
Tại một doanh nghiệp sản xuất trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất kho nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá xuất kho là 24.000.000 đồng.
2. Xuất kho vật liệu phụ đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá 6.000.000 đồng.
3. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 15.000.000 đồng, lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng 9.000.000 đồng.
4. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí Công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định.
5. Xuất kho công cụ, dụng cụ dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng 3.000.000 đồng.
6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 3.000.000 đồng.
7. Chi phí điện nước trả bằng tiền mặt là 3.000.000 đồng. Biết rằng:
- Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1000 sản phẩm.
- Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ 2.400.000 đồng.
- Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100, phế liệu thu hồi là 360.000 đồng. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực  tiếp, vật liệu phụ bỏ dần vào trong quá trình sản xuất, mức độ hoàn thành là 50%.
Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị sản phẩm.

Bài giải:

1.   Nợ TK 621    24.000.000
Có TK 1521    24.000.000
2.   Nợ TK 621    6.000.000
Có TK 1522    6.000.000
3.   Nợ TK 622    15.000.000
Nợ TK 627    9.000.000
Có TK 334    24.000.000
4.   Nợ TK 622    3.300.000
Nợ TK 627    1.980.000
Nợ TK 334    2.040.000
Có TK 338    7.320.000
5.   Nợ TK 627    3.000.000
Có TK 153    3.000.000
6.   Nợ TK 627    3.000.000
Có TK 214    3.000.000
7.   Nợ TK 627    3.000.000
Có TK 111    3.000.000
8.   Nợ TK 154    68.280.000
Có TK 621    30.000.000
Có TK 622    18.300.000
Có TK 627    19.980.000
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ:

bài tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Phế liệu nhập kho:
6.   1. Nợ TK 152    360.000
Có TK 154    360.000
Tổng giá thành nhập kho:
2.400.000 + 68.280.000 – 2.400.000 – 360.000 = 67.920.000
Z đơn vị = 67.920.000/1000 = 67.920
Nhập kho thành phẩm:
7.   2. Nợ TK 155    67.920.000
Có TK 154    67.920.000

Dạng bài tập trắc nghiệm về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

1. Doanh nghiệp M có số liệu sau: Đơn vị tính: (nghìn đồng)

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

0

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

 

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

240.000

+ Chi phí nhân công trực tiếp

40.000

+ Chi phí sản xuất chung

8.000

Trong kỳ, doanh nghiệp sản xuất được 100 sản phẩm, trong đó có 90 sản phẩm hoàn thành và 10 sản phẩm dở dang. Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 60%. Toàn bộ các chi phí sản xuất bỏ dần đều trong suốt quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Doanh nghiệp tính chi phí sản xuất dở dang theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là A. 24.000.000 đồng.
B. 28.000.000 đồng.
C. 18.000.000 đồng.
D. 28.800.000 đồng.

2. Doanh nghiệp Y có số liệu sau: Đơn vị tính: (nghìn đồng)
 

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

40.000

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

 

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

600.000

+ Chi phí nhân công trực tiếp

100.000

+ Chi phí sản xuất chung

50.000

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

30.000

Chi phí sản xuất chung phân bổ 100% cho sản phẩm trong kì. Trong kỳ, số lượng sản phẩm A sản xuất được là 200 đơn vị và số lượng sản phẩm B sản xuất được là 100 đơn vị. Biết rằng hệ số tính giá thành sản phẩm A là 1, hệ số tính giá thành sản phẩm B là 2.
Giá thành đơn vị sản phẩm B là A. 1.900.000 đồng.
B. 3.800.000 đồng.
C. 1.875.000 đồng.
D. 3.750.000 đồng.

3. Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán vào TK 622 là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của:
A. cán bộ quản lý doanh nghiệp
B. cán bộ quản lý phân xưởng
C. công nhân trực tiếp sản xuất
D. nhân viên phòng kinh doanh
4. Khoản mục nào dưới đây không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm?
A. Tiền lương của quản đốc phân xưởng
B. Tiền lương của quản lý doanh nghiệp
C. Tiền lương của nhân viên kỹ thuật ở phân xưởng
D. Tiền lương của nhân viên thống kê phân xưởng
5. Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào
A. chi phí sản xuất chung.
B. chi phí nhân công trực tiếp.
C. chi phí quản lý doanh nghiệp.
D. chi phí khác.
 Bài giải

1. Đáp án đúng là: C: 18.000.000 đồng
Vì: (0 + 240.000 + 40.000 + 8.000) × 10 × 60%/(90 + 10 × 60%)
2. Đáp án đúng là: B. 3.800.000 đồng
Vì: Gọi hệ số tính giá thành sản phẩm A là 1 thì hệ số tính giá thành sản phẩm B là 2. Tổng số lượng sản phẩm chuẩn quy đổi: 200 × 1 + 100 × 2 = 400
Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn = [40.000 + (600.000 + 100.000 + 50.000) – 30.000]/400
= 1.900 (nghìn đồng).
Giá thành đơn vị sản phẩm B = 1.900.000 × 2 = 3.800.000 đồng.
3. Đáp án đúng là: C. Công nhân trực tiếp sản xuất.
Vì: Nội dung TK 622 chỉ phản ánh chi phí nhân công trực tiếp.
4. Đáp án đúng là: B. Tiền lương thưởng của doanh nghiệp.
Vì: Trong giá thành sản xuất chỉ bao gồm các khoản mục chi phí sản xuất thuộc phạm vi tổ, đội, phân xưởng, không bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp.
5. Đáp án đúng là: B. Chi phí nhân công trực tiếp.
Vì: Khoản trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được xác định là một khoản mục cấu thành nên chi phí nhân công trực tiếp

Trên là các dạng bài tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dành cho các bạn đang học kế toán thực hành sản xuất, nếu bạn chưa tự tin có thể tìm hiểu về khóa học gia sư kế toán online 1 kèm 1 do đội ngũ kế toán trưởng chuyên nhận dịch vụ làm báo cáo tài chính của doanh nghiệp sản xuất trực tiếp đào tạo tham khảo thêm tại: Khóa học kế toán sản xuất
Nếu chưa vững hạch toán thì bạn cần luyện nguyên lý trước tham khảo thêm: Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải

 

dịch vụ báo cáo tài chính