Bài tập kế toán tài sản cố định có lời giải mới nhất 2023


Bài tập kế toán tài sản cố định có lời giải dành cho các bạn mới bắt đầu học kế toán, trong phần bài tập này giúp bạn nắm chắc về các phương pháp tính khấu hao TSCĐ và các nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định, góp vốn bằng tài sản cố định, thanh lý nhượng bán tài sản cố định, cách xác định nguyên giá tài sản cố định

bài tập kế toán tài sản cố định mới nhất

Các dạng bài tập kế toán tài sản cố định kèm lời giải với mục đích giúp các bạn ôn luyện các nghiệp vụ liên quan tới tài sản cố định, do vậy để làm bài này tốt các bạn cần nắm chắc định khoản và tham khảo thêm: Sơ đồ chữ T tài khoản 211

Bài 1: Dạng bài tập kế toán tài sản cố định về xác định nguyên giá và tính mức khấu hao

Công ty TNHH Minh Trường Phát tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu về thiết bị sản xuất mua ngoài dùng cho bộ phận sản xuất như sau:

1. Ngày 20/3/2021, công ty mua thiết bị đưa vào lắp đặt, tổng số tiền phải thanh toán ghi trên hóa đơn của người bán bao gồm thuế GTGT 10% là 396.000.000 Hóa đơn đã thanh toán bằng tiền mặt cho bên vận chuyển 2.750.000 (bao gồm thuế GTGT 10%)

2. Ngày 11/4/2021 xuất vật liệu phục vụ cho việc chạy thử 8.000.000

3. Ngày 15/4/2021 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp đặt, chạy thử bằng tiền mặt 12.000.000

4. Ngày 19/4/2021 bàn giao và đưa thiết bị sản xuất vào sử dụng cho phân xưởng 1. Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

5. Ngày 19/4/2021 chuyển khoản thanh toán cho nguời bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của thiết bị sản xuất, biết thiết bị này sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT

2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ phát sinh

3. Tính mức khấu hao của thiết bị trong 1 năm, 1 tháng

4. Tính mức khấu hao của thiết bị trong tháng 4/2021, và các tháng sau đó trong năm 2021

5. Giả sử đến 21/11/2015 công ty quyết định nhượng bán thiết bị trên. Công ty TNHH HL chấp nhận mua với tổng hía thanh toán 264.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10% đã xuất hóa đơn). Hóa đơn đã thanh toán cho bên môi giới bằng tiền mặt 5.500,000(bao gồm thuế GTGT 10%). Hãy định khoản nghiệp vụ nhượng bán thiết bị sản xuất này

Bài làm

Yêu cầu 1:

Để giải được yêu cầu 1  của  bài tập kế toán tài sản cố định tham khảo bài:  Cách xác định nguyên giá của tài sàn cố định

Nguyên giá của thiết bị sản xuất bao gồm:

Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT: 360.000.000

Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế GTGT: 2.500.000

Chi phí vật liệu phục vụ cho việc chạy thử: 8.000.000

Chi phí lắp đặt chạy thử là:  12.000.000

Nguyên giá của thiết bị sản xuất = 360.000.000+ 2.750.000 + 8.000.000 + 12.000.000 = 382.500.000 VNĐ

Yêu cầu 2:  Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

Để làm được yêu cầu 2 bạn tham khảo: Cách hạch toán tăng tài sản cố định

1. Ngày 20/3/2021

a. Phản ánh giá mua

Nợ TK 241: 360.000.000

Nợ TK 133:   36.000.000

   Có TK 331: 396.000.000

b. Phản ánh chi phí vận chuyển

Nợ TK 241:  2.500.000

Nợ TK 133:     250.000

   Có TK 331:  2.750.000

2. Ngày 11/4/2021 xuất vật liệu phục vụ việc chạy thử 8.000.000

Nợ TK 241: 8.000.000

   Có TK 152: 8.000.000

3. Ngày 15/4/2021 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp dđặt, chảy thử bằng tiền mặt 12.000.000

Nợ TK 241: 12.000.000

 Có TK 111: 12.000.000

4. Ngày 19/4/2021 bàn giao và đưa thiết bị sản xuất vào sử dụng cho phân xưởng 1. Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Nợ TK 211: 382.500.000

  Có TK 241: 382.500.000

5. Ngày 19/4/2021 chuyển khoản thanh toán cho nguời bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%

Nợ TK 331:  396.000.000

   Có TK 515: 5.940.000

   Có TK 112:  390.060.000

Yêu cầu 3: Tính mức khấu hao của thiết bị sản xuất trong 1 năm, 1 tháng

Để làm được bài này bạn cần tham khảo:

⇒   Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

⇒  Khung trích khấu hao tài sản cố định

Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm =  382.500.000/ 10 = 38.250.000

Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng = 38.250.000/12 = 3.187.500

Yêu cầu 4: Tính mức khấu hao của thiết bị trong tháng 4.2021 và các tháng sau đó trong năm 2021

Số ngày phải trích khấu hao TSCĐ trong tháng 4 = 30 -19 + 1 = 12

Mức khấu hao tháng 4/2021 = (3.187.500/30)x12=1.275.000

Mức khấu hao tháng 5/2021,…= Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng = 3.187.500

Yêu cầu 5:

Tính giá trị hao mòn của thiết bị sản xuất đến ngày 21/11/2015

Giá trị hao mòn năm 2021 = 1.275.000+ 8 x 3.187.500 = 26.755.000

Giá trị hao mòn năm 2022 = 38.250.000

Giá trị hao mòn năm 2023 = 38.250.000

Giá trị hao mòn năm 2024 = 38.250.000

Giá trị hao mòn năm 2025=  3.187.500 x 10 +  20x 3.187.500/30= 34.000.000

Như vậy giá trị hao mòn lũy kế tới ngày 21/11/2015 = 26.755.000 + 38.250.000+ 38.250.000+ 38.250.000+ 34.000.000 = 175.505.000 VNĐ

Nguyên giá của thiết bị sản xuất :  382.500.000

Giá trị hao mòn lũy kế :  175.505.000

Giá trị còn lại:  382.500.000 – 175.520.000 = 206.995.000

a. Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK 811:  206.995.000

Nợ TK 214:  175.505.000

   Có TK 211 (2): 382.500.000

b. Ghi nhận thu nhập từ nhượng bán tài sản cố định

Nợ TK 131: 264.000.000

Có TK 3331:  24.000.000

Có TK 711: 240.000.000

c. Ghi nhận chi phí cho nhượng bán:

Nợ TK 811: 5.000.000

Nợ TK 133:   500.000

Có TK  111: 5.500.000

Bài 2: Dạng bài tập tài sản cố định liên quan tới cách tính khấu hao theo sản lượng

Tháng 01/2021, công ty TNHH Hà Phát mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450.000.000 VNĐ. Công suất thiết kê của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Xác định mức kháu hao trích trong các tháng năm 2021. Biết công ty tính khấu hao theo phương pháp sản lượng và khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

 

1

10.000

7

19.000

2

15.000

8

12.000

3

11.000

9

17.000

4

12.000

10

13.000

5

14.000

11

15.000

6

14.000

12

15.000

 

Bài làm

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lương, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này xác định như sau

Để làm được bài này các bạn tham khảo: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo sản lượng

Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1m3 đất ủi = Nguyên giá của TSCĐ/Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi = 450.000.000 /2.400.000= 187,5đ/m3

Tháng

Sản lượng thực tế tháng (m3)

Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1m3 đất ủi

Mức trích khấu hao tháng (VNĐ

1

10.000

185,5

1.875.123

2

15.000

185,5

2.812.500

3

11.000

185,5

2.062.500

4

12.000

185,5

2.250.000

5

14.000

185,5

2.625.000

6

14.000

185,5

2.625.000

7

19.000

185,5

3.562.500

8

12.000

185,5

2.250.000

9

17.000

185,5

3.187.500

10

13.000

185,5

2.437.500

11

15.000

185,5

2.812.500

12

15.000

185,5

2.812.500

 

Tổng cộng cả năm

 

31.481.750

 

Bài 3: Dạng bài tập thanh lý, nhượng bán, góp vốn, lập bảng trích phân bổ  tài sản cố định

Công ty TNHH Hải HL tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình về TSCĐ hữu hình đầu tháng 4/2021 như sau

+ TK 211 dự nợ đầ tháng: 3.688.000.000

+ TK 2141 dư có đầu tháng: 1.865.000.000

+ Tháng 3/2021 không có biến động về tài sản cố định và mức trích khấu hao tháng 3/2021 là 86.000.000, trong đó bộ phận sản xuất là 45.000.000; bộ phận bán hàng 13.000.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp: 28.000.000

Trong tháng 4/2021 có các nghiệp vụ phát sinh như sau

  1. Ngày 7/4/2021 mua và đưa vào sử dụng một máy phát điện cho bộ phận sản xuất theo giá mua cả thuế GTGT 10% 363.000. Công ty đã chuyển khoản thanh toán cho người bán sau khi trù chiết khấu thanh toán được hưởng 1% (tính trên tổng giá thanh toán). Chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt 2.400.  Thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm.
  2. Ngày 16/4 công ty thanh lý một thiết bị văn phòng có nguyên giá 180.000 đã trích khấu  hao đủ từ tháng 12/2020. Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 3.000, số tiền mặt thu được từ thanh lý 9.350 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
  3. Ngày 21/4 công ty nhận vốn góp liên doanh bằng một phương tiện vận tải mới, dùng cho bộ phận bán hàng với giá trị vốn góp được xác định là 720.000.000. Các chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt là 18.000.000. Thời gian sử dụng là 8 năm
  4. Ngày 25/4 công ty bán một thiết bị đã lối thời của bộ phận sản xuất, nguyên giá thiết bị 320.000.000, số khấu hao trích đến hết tháng 3/2021 là 290.000.000. Số tiền mặt chi ra thanh toán phục vụ hoạt động nhượng bán 6.000.000, Số tiền gửi thu được từ nhượng bán là 22.000.0000 đã bao gồm thuế GTGT 10%. Biết rằng thiết bị có thời gia sử dụng 8 năm

Yêu cầu:

  1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  2. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 4/2020 cho các bộ phận sử dụng
  3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tại thời điểm cuối tháng

Bài làm

Yêu cầu 1: Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1. Ngày 7/4/2021 mua và đưa vào sử dụng một máy phát điện cho bộ phận sản xuất theo giá mua cả thuế GTGT 10% 363.000. Công ty đã chuyển khoản thanh toán cho người bán sau khi trù chiết khấu thanh toán được hưởng 1% (tính trên tổng giá thanh toán). Chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt 2.400.  Thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm.

a. Phản ánh giá mua

Nợ TK 211:  330.000.000

Nợ TK 133:  33.000.000

  Có TK 331:  363.000.000

b. Phản ánh việc thanh toán

Nợ TK 331:   363.000.000

  Có TK 515:   3.630.000

  Có TK 112:   359.370.000

c. Phản ánh chi phí phát sinh trước sử dụng

Nợ TK 211:  2.400.000

   Có TK 111:  2.400.000

2. Ngày 16/4 công ty thanh lý một thiết bị văn phòng có nguyên giá 180.000 đã trích khấu  hao đủ từ tháng 12/2020. Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 3.000, số tiền mặt thu được từ thanh lý 9.350.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)

Để làm được bài này bạn tham khảo thêm ở hai bài sau:

Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

⇒ Hạch toán giảm tài sản cố định theo thông tư 200

Định khoản như sau:

BT1: Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK 214:  180.000.000

   Có TK 211: 180.000.000

BT2: Phản ánh chi phí thanh lý

Nợ TK 811: 3.000.000

  Có TK 111: 3.000.000

BT3: Phản ánh thu nhập từ thanh lý

Nợ TK 111: 9.350.000

Nợ TK 133:  850.000

  Có TK 711: 8.500.000

3. Ngày 21/4 công ty nhận vốn góp liên doanh bằng một phương tiện vận tải mới, dùng cho bộ phận bán hàng với giá trị vốn góp được xác định là 720.000.000. Các chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt là 18.000.000. Thời gian sử dụng là 8 năm

a. Phản ánh giá trị TSCĐ nhận góp vốn liên doanh

Nợ TK 211:  720.000.000

  Có TK 411: 720.000.000

b. Phản ánh chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt

Nợ TK 211: 18.000.000

  Có TK 111: 18.000.000

4. Ngày 25/4 công ty bán một thiết bị đã lối thời của bộ phận sản xuất, nguyên giá thiết bị 320.000.000, số khấu hao trích đến hết tháng 3/2021 là 290.000.000. Số tiền mặt chi ra thanh toán phục vụ hoạt động nhượng bán 6.000.000, Số tiền gửi thu được từ nhượng bán là 22.000.0000 đã bao gồm thuế GTGT 10%. Biết rằng thiết bị có thời gia sử dụng 8 năm

Tính số khấu hao trích đến ngày 25/4/2021:

Tính mức khấu hao trung bình hàng năm = 320.000.000 /8 = 40.000.000

Tình mức khấu hao trung bình hàng tháng = 40.000.000/12 = 3.333.333

Mức trích khấu hao đến hết ngày 25/4 =( (25+1)*(3.333.333/30) = 2.888.889

BT1: Xóa sổ TSCĐ

Nợ TK 214: 290.000.000 + 2.888.889 = 298.888.889

Nợ TK 811: 320.000.000 – 298.888.889 = 27.111.111

Có TK 211: 320.000.000

Bt2: Phản ánh chi phí nhượng bán

Nợ TK 811: 6.000.000

 Có TK 111: 6.000.000

BT3: Phản ánh thu nhập từ nhượng bán

Nợ TK 112: 22.000.000

Nợ TK 133: 2.000.000

Có TK 711:  20.000.000

Yêu cầu 2: Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 4/2020 cho các bộ phận sử dụng

bài tập kế toán tài sản cố định

Xem thêm: Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trên Excel

Căn cứ và bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán đưa khấu hao TSCĐ trong tháng vào chi phí

Nợ TK 627:  46.549.000

Nợ TK 641: 15.563.000

Nợ TK  642:  28.000.000

   Có TK 214:   90.112.000

Yêu cầu 3:

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn lũy kế = 4.240.440.000 – 1.482.445=2.757.955.000

Trong đó

Nguyên giá số dư cuối kỳ của tài khoản 211 = 4.240.400.000

Giá trị hao mòn lũy kế số dư cuối kỳ của TK 2131 = 1.482.445.000

Trên là các dạng bài tập kế toán tài sản cố định có lời giải, Nếu bạn muốn học kế toán một cách bài bản, được huấn luyện để vững chắc nghiệp vụ hãy tham khảo ngay khóa: Học kế toán thực hành online  - Học mọi lúc mọi nơi hỗ trợ trong quá trình đi làm sau này

Hoặc bạn muốn học trực tiếp tại các cơ sở của trung tâm có thể tham khảo: Khóa học kế toán tổng hợp

dịch vụ báo cáo tài chính