Bài tập kế toán vốn bằng tiền có lời giải


Để làm được bài tập kế toán vốn bằng tiền thì ở chương kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước các bạn cần phải hiểu bản chất về kế toán vốn bằng tiền, nguyên tắc kế toán, tài khoản, phương pháp sử dụng

bài tập kế toán vốn bằng tiền có lời giải

Kiến thức cần nắm trước khi làm bài tập kế toán vốn bằng tiền

- Nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán tiền mặt;

- Nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng;

- Nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán tiền đang chuyển;

- Nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán tạm ứng;

- Nội dung chi phí trả trước, nguyên tắc kế toán, tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán chi phí trả trước;

- Khái niệm, nguyên tắc kế toán, tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ trong doanh nghiệp.

Các dạng bài tập kế toán vốn bằng tiền có lời giải

Dạng 1: Bài tập hỏi đáp đúng/sai về kế toán vốn bằng tiền

1.Thiếu quỹ khi kiểm kê do số tiền tại quỹ > số liệu của kế toán cùng thời điểm.
A. Đúng.
B. Sai.
2. Thừa tiền gửi ngân hàng khi đối chiếu do số liệu tiền gửi của doanh nghiệp > số liệu của ngân hàng cùng thời điểm.
A. Đúng.
B. Sai.
3. Khi chi tạm ứng, kế toán ghi Nợ TK 242 “Chi phí trả trước”.
A. Đúng.
B. Sai.
4. Khi thanh toán tạm ứng, nếu số tiền thực chi theo chứng từ > số tiền tạm ứng, kế toán viết phiếu chi thanh toán bổ sung và ghi Nợ TK 141 “Tạm ứng”.
A. Đúng.
B. Sai.
5. Trong trường hợp, doanh nghiệp thế chấp bằng bất động sản và giao giấy tờ bất động sản cho đối tác, kế toán không ghi sổ kế toán.
A. Đúng.
B. Sai.

Dạng 2: Bài tập trắc nghiệp kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

1. Khi kiểm kê quỹ phát hiện tiền bị thiếu, kế toán ghi:

a. Nợ TK 1381/Có TK 111
b. Nợ TK 242/Có TK 111
c. Nợ TK 111/Có TK 3381
d. Nợ TK 1388/Có TK 111
2. Khi kiểm kê quỹ phát hiện tiền thừa, kế toán ghi:
a. Nợ TK 1381/Có TK 111
b. Nợ TK 111/Có TK 3381
c. Nợ TK 111/Có TK 3388
d. Nợ TK 111/Có TK 711
3. Khi đối chiếu số liệu, phát hiện tiền gửi ngân hàng bị thiếu, kế toán ghi:
a. Nợ TK 1388/Có TK 112
b. Nợ TK 242/Có TK 111
c. Nợ TK 811/Có TK 112
d. Nợ TK 1381/Có TK 112
4. Khi đối chiếu số liệu, phát hiện thừa tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
a. Nợ TK 1381/Có TK 112
b. Nợ TK 112/Có TK 3388
c. Nợ TK 112/Có TK 3381
d. Nợ TK 112/Có TK 711
5. Khi chi tiền tạm ứng cho cán bộ đi công tác, kế toán ghi:
a. Nợ TK 141
b. Nợ TK 242
c. Nợ TK 642
d. Nợ TK 334

Dạng 3: Bài tập định khoản kế toán vốn bằng tiền

Bài tập 1

Công ty X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 250.

2. Chi tiền mặt thanh toán hóa đơn tiền điện (có thuế GTGT 10%) dùng cho sản xuất 4,4; dùng cho văn phòng công ty 1,65.

3. Thu hồi tiền tạm ứng thừa bằng tiền mặt 12.

4. Chi tiền mặt thanh toán cho người lao động 85.

5. Bán sản phẩm thu bằng tiền mặt, giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 18,7.

6. Chi tiền mặt thanh toán nợ cho người bán 19.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

Bài tập 2

Công ty Y tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

1. Chuyển tiền mặt vào tài khoản tiền gửi 680.

2. Mua phương tiện vận tải thanh toán bằng chuyển khoản, giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 330. Phương tiện được đầu tư bằng vốn kinh doanh.

3. Khách hàng thanh toán nợ cho Công ty bằng chuyển khoản 320.

4. Thanh toán khoản vay dài hạn bằng chuyển khoản 180.

5. Bán hàng hóa thu bằng chuyển khoản, giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 264.

6. Nộp thuế cho ngân sách bằng chuyển khoản 120.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

Bài tập 3

Công ty Z tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

1. Ngày 6/6, thu nợ khách hàng bằng tiền mặt 18, nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có.

2. Ngày 8/6, chi tiền mặt chuyển vào tài khoản ngân hàng 125 nhưng chưa nhận được giấy báo Có.

3. Ngày 9/6, bán sản phẩm thu bằng tiền mặt 22, trong đó thuế GTGT 10%, chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi nhưng chưa nhận được giấy báo Có.

4. Ngày 10/6, nhận được giấy báo Có về các khoản tiền đã chuyển ngày 6, 8 và 9/6.

5. Ngày 16/6, chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi 210 thanh toán cho người bán nguyên vật liệu nhưng chưa nhận được giáy báo Nợ.

6. Ngày 18/6, nhận được giấy báo Nợ về khoản tiền đã chuyển thanh toán người bán ngày 16/6.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

Bài tập 4

Công ty M tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N như sau: (Đơn vị: tr đồng)

1. Chi tạm ứng cho cán bộ A mua TSCĐ 120 bằng chuyển khoản.

2. Cán bộ B thanh toán tạm ứng mua nguyên vật liệu tháng trước. Số tiền nhận tạm ứng là 40. Hóa đơn mua nguyên vật liệu có thuế GTGT 10% là 38,5.

3. Cán bộ A thanh toán tạm ứng mua TSCĐ, giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 121. Công ty thanh toán bổ sung cho cán bộ A bằng tiền mặt 1.

4. Thu hồi tiền tạm ứng thừa của cán bộ B bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh?

Bài tập 5

Công ty N tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kỳ kế toán theo quý, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 4/N như sau: (Đơn vị: 1.000.000 đồng)

1. Thuê cửa hàng và thanh toán tiền thuê cả năm bằng chuyển khoản, giá hóa đơn do bên cho thuê phát hành có thuế GTGT 10% là 132.

2. Xuất kho công cụ dùng cụ dùng cho bộ phận sản xuất thuộc loại phân bổ 3 lần (mỗi quý được phân bổ 1 lần) với giá trị là 27.

3. Hoàn thành sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch của bộ phận quản lý, chi phí sửa chữa thực tế là 46 và được phân bổ trong quý 2 và 3/N.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

Đáp án 3 dạng bài tập kế toán vốn bằng tiền trên

DVT: Trđ

Dạng 1

1. Đáp án đúng là: Sai

Vì: Thiếu tiền mặt khi kiểm kê là do số tiền tại quỹ < số liệu kế toán ở cùng một thời điểm.
 
2. Đáp án đúng là: Sai
Vì: Thừa tiền gửi ngân hàng khi đối chiếu là do số liệu của ngân hàng > số liệu tiền gửi của doanh nghiệp ở cùng một thời điểm.
 
3. án đúng là: Sai
Vì: Chi tạm ứng, kế toán ghi Nợ TK 141 “Tạm ứng”.
 
4. Đáp án đúng là: Sai
Vì: Khi thanh toán tạm ứng, nếu thiếu kế toán viết phiếu chi thanh toán bổ sung và ghi Nợ các tài khoản liên quan, không ghi qua TK 141.
 
5. Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Khi thế chấp bằng bất động sản, giao giấy tờ cho người nhận, kế toán không ghi sổ kế toán và chỉ theo dõi chi tiết và thuyết minh trên báo cáo tài chính.

Dạng 2

1. Đáp án đúng là: A. Nợ TK 1381/Có TK 111
Vì: Số tiền bị thiếu phát hiện khi kiểm kê quỹ được theo dõi chờ xử lý trên TK 1381.
2. Đáp án đúng là: B. Nợ TK 111/Có TK 3381
Vì: Số tiền thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê quỹ được theo dõi chờ xử lý trên TK 3381.
3. Đáp án đúng là: D. Nợ TK 1381/Có TK 112
Vì: Số tiền gửi bị thiếu phát hiện khi đối chiếu số liệu được theo dõi chờ xử lý trên TK 1381.
4. Đáp án đúng là: C. Nợ TK 112/Có TK 3381
Vì: Số tiền gửi ngân hàng thừa phát hiện khi đối chiếu số liệu được theo dõi chờ xử lý trên TK 3381.
5. Đáp án đúng là: A. Nợ TK 141
Vì: TK 141 bên Nợ dùng để theo dõi số tiền đã tạm ứng, bên Có phản ánh số tiền thanh toán tạm ứng.

Dạng 3:

Bài tập 1

1. Nợ TK 111            250

           Có TK 112      250

2. Nợ TK 627            4

Nợ TK 642     1,5

Nợ TK 133     0,55

          Có TK 111       6,05

3. Nợ TK 111            12

             Có TK 141    12

4. Nợ TK 334            85

          Có TK 111       85

5. Nợ TK 111            18,7

          Có TK 511       17

          Có TK 3331     1,7

6. Nợ TK 331            19

          Có TK 111       19

 

Bài tập 2

1. Nợ TK 112            680

       Có TK 111          680

2. Nợ TK 211            300

    Nợ TK 133 30

        Có TK 112         330

3. Nợ TK 112            320

      Có TK 131           320

4. Nợ TK 3411          180

      Có TK 112           180

5. Nợ TK 112            264

       Có TK 511          240

      Có TK 3331         24

6. Nợ TK 333            120

       Có TK 112          120

Bài tập 3

1. Nợ TK 113            18

         Có TK 131        18

2. Nợ TK 113            125

      Có TK 111           125

3. Nợ TK 113            22

     Có TK 511            20

       Có TK 3331        2

4. Nợ TK 112            165

      Có TK 113           165

5. Nợ TK 113            210

       Có TK 112          210

6. Nợ TK 331            210

       Có TK 113          210

Bài tập 4

1. Nợ TK 141            120

       Có TK 112          120

2. Nợ TK 152            35

   Nợ TK 133 3,5

      Có TK 141           38,5

3a.

Nợ TK 211     109

Nợ TK 133     11

     Có TK 141            120

3b.

    Nợ TK 211            1

      Có TK 111           1

4. Nợ TK 111            1,5

         Có TK 141        1,5

Bài tập 5:

1a. Nợ TK 242          120

      Nợ TK 133           12

         Có TK 112        132

1b. Nợ TK 641          30

         Có TK 242        30

2a. Nợ TK 242          27

         Có TK 153        27

2b. Nợ TK 627          9

       Có TK 242          9

3a. Nợ TK 242          46

        Có TK 2413       46

3b. Nợ TK 642          23

        Có TK 242         23

Trên là các dạng bài tập kế toán vốn bằng tiền có lời giài, để luyện các dạng bài này vững người học kế toán thực hành cần nắm vững kiến thức cơ bản về kế toán vốn bằng tiền cũng như các chỉ tiêu của kế toán vốn bằng tiền được thể hiện trên bảng cân đối khi lập báo cáo tài chính cuối năm như thế nào ?

Hãy làm nhiều các bài tập về dạng này để nhớ được các tài khoản, xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

dịch vụ báo cáo tài chính