Biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 200


Biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 200 là cần thiết đối với những TSCĐ có giá trị lớn khi mua mớixây dựng, được cấp trên cấp, được biếu, tặng, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài hoặc khi hoàn thành công trìnhquyết định nghiệm thu tài sản cố định bắt buộc phải lập biên bản giao nhận TSCĐ để làm căn cứ chứng từ lập thẻ TSCĐ và ghi sổ sách, tránh những rắc rối trong việc quản lý công tác kế toán và tài chính của doanh nghiệp. 

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 200

biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 200

Các bạn có thể tải mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 200: 

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định trên Word: Tại đây

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định trên Excel: Tại đây

Cách viết mẫu biên bản giao nhận TSCĐ theo thông tư 200

Đơn vị: Công ty TNHH dịch vụ kế toán ABC

Mẫu số  01- TSCĐ

Bộ phận: Phân xưởng số 2

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

                   Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)


BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

                    Ngày 30 tháng 11 năm 2020        

                                                                                                                    

Căn cứ  hợp đồng số 01 ký ngày 10/11/2020 giữa công ty TNHH thiết bị HO và Công ty TNHH dịch vụ kế toán ABC về việc bàn giao TSCĐ

Hôm nay ngày 30 tháng 11 năm 2020. Tại: Công ty TNHH dịch vụ kế toán ABC

Bên nhân hàng (bên A): Công ty TNHH dịch vụ kế toán ABC

Đại diện: Lê Hoàng Đức. Chức vụ: Trưởng phòng QLTB

Đại diện: Nguyễn Thị Nhàn. Chức vụ: Phòng Tài chính kế toán

Bên giao hàng (Bên B): Công ty TNHH thiết bị HO

Đại diện: Đỗ Thu Thảo. Chức vụ: Nhân viên

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

biên bản giao nhận tài sản cố định

             Tổng cộng:

             Bằng số: 650.000.000 đồng

             Bằng chữ: Sáu trăm năm mươi triệu đồng chẵn

             Tình trạng thiết bị khi bàn giao

             Thiết bị mới 100%, đúng theo yêu cầu của bên mua

             Bên giao đã hướng dẫn sử dụng cho bên nhận. Sau khi lắp đặt mọi thiết bị hoạt động tốt. Hai bên nhất trí nghiệm thu số thiết bị trên và ban giao cho bộ phận tiếp nhận trên chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

Số

 thứ tự

Tên, qui cách dụng cụ,

phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 Giám đốc  bên nhận

Kế toán trưởng bên nhận

Người nhận

Người giao

  (Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

Những lưu ý khi viết biên bản giao nhận tài sản cố định

Góc trên bên trái của biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 200 ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên.

Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ.

            Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ.

            Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ.

            Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng).

            Cột 1: Ghi năm sản xuất.

            Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng.

            Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe TOYOTA 12 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ...

            Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6).

            Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +...).

            Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.

            Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên bàn giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.

           Biên bản giao nhận tài sản cố định được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.

Bài tiếp: Cách hạch toán tăng tài sản cố định

Bài trước:

Khung trích khấu hao tài sản cố định

⇒ Cách xác định nguyên giá tài sản cố định

dịch vụ báo cáo tài chính