Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty năm 2023
Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty bao gồm các thủ tục đăng ký thuế ban đầu và các việc phải làm trong năm khi doanh nghiệp hoạt động
Sau khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ phải tiến hành các công việc cần làm sau khi thành lập công ty như thủ tục đăng ký thuế ban đầu, làm các hồ sơ khai thuế ban đầu và phát hành hóa đơn, trong bài viết này Ketoantaichinh.net sẽ mô tả tất cả các việc cần làm sau khi thành lập công ty, và những công việc phải làm trong năm, lịch nộp hạn nộp của các loại báo cáo.
Sau khi hoàn thành các công việc cần làm sau khi thành lập công ty và gửi hồ sơ đăng ký khai thuế ban đầu của doanh nghiệp trước khi ra thông báo chấp thuận cho doanh nghiệp được xuất hóa đơn, cơ quan thuế sẽ trực tiếp cử người đén kiểm tra thực tế tại các trụ sở của doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp có hoạt động hay không rồi mới tiến hành cho doanh nghiệp đủ điều kiện để phát hành hóa đơn điện tử và phương pháp đăng ký kê khai thuế
Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty năm 2023
1. Hồ sơ khai thuế ban đầu 2023 sau khi thành lập
Các việc cần làm sau khi thành lập công ty:
- Mua chữ ký số và đăng ký tài khoản trang thuế: Thường thì nếu bạn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của các đơn vị luật và mua chữ ký số thông qua họ hoặc của các đơn vị cung cấp chữ ký số họ sẽ làm luôn thủ tục này để bàn giao cho doanh nghiệp bạn
- Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử: Ra trực tiếp ngân hàng mà công ty bạn muốn mở để làm thủ tục Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh, CMND công chứng, quyết định bổ nhiệm giám đốc (nếu có), Giấy tờ bổ nhiệm kế toán trưởng, Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ ( Hiện nay đã bỏ việc đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư)- Bạn nên liên hệ trước với ngân hàng họ sẽ hướng dẫn các mẫu biểu cụ thể để bạn làm cho nhanh
Các bạn tải các mẫu biểu:
⇒ Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
⇒ Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân
- Khai và nộp thuế môn bài theo khoản 1 điều 4 thông tư 302/2016/TT-BTC
- Phát hành hóa đơn
- Xác định chế độ kế toán áp dụng: Chọn thông tư 133 hay TT200
-Xác định phương pháp khấu hao tài sản cố định và đăng ký khi có phát sinh, Tải mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tại: Mẫu đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
- Đăng ký tờ khai và nộp tờ khai GTGT lần đầu (Phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp)
2. Lao động và bảo hiểm xã hội
+ Đăng ký khai báo lao động, BHXH, khai trình sử dụng lao động theo nghị định 122
+ Doanh nghiệp cần nắm các khoản trích theo lương 2021 mức đóng bhxh của từng khoản để vận dụng cho nhân viên
Thường thì khi mới thành lập công ty các chủ doanh nghiệp chưa tuyển được kế toán sẽ tìm đến các đơn vị dịch vụ kế toán thuế để hỗ trợ, và các đơn vị này sẽ tiến hành làm luôn cho doanh nghiệp các thủ tục ban đầu về thuế, còn nếu chủ doanh nghiệp hoặc kế toán muốn tự làm có thể làm theo hướng dẫn trên, và tiếp theo doanh nghiệp cần lưu ý đến các nghĩa vụ thuế phải nộp trong năm như sau
Các công việc doanh nghiệp phải làm trong năm
- Trước ngày 30/1: Nộp lệ phí môn bài
- Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng: Ngày 20 của tháng tiếp theo
+Tờ khai GTGT + Tiền thuế phát sinh nếu có
+ TNCN + Tiền thuế nếu phát sinh
+ Báo cáo sử dụng hóa đơn
- Nếu doanh nghiệp kê khai theo quý: Hạn nộp ngày cuối của tháng liền kề
+Tờ khai GTGT + Tiền thuế phát sinh nếu có
+ TNCN + Tiền thuế nếu phát sinh
+ Báo cáo sử dụng hóa đơn
- Khai trình sử dụng lao động theo nghị định 145/2020 và nghị định 122/2020-NĐ-CP (DN đăng ký kinh doanh theo mẫu mới của NĐ 122 thì không phải khai trình sử dụng lao động nữa do mẫu đó có thông tin liên kết rồi, định kỳ khai báo
+ 6 tháng đầu năm : Trước 5/6
+ 6 tháng cuối năm: Trước 5/12
- Báo cáo tài chính cuối năm + Tờ khai quyết toán thuế TNDN + Tờ khai quyết toán thuế TNCN (Hạn nộp ngày cuối của tháng 3 năm sau)
Lưu ý khi hoàn thành công việc kế toán phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành các công việc kế toán phải làm sau khi thành lập công ty thì doanh nghiệp sẽ đi vào hoạt động, và đây là một số lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần biết phục vụ cho công tác kê khai và báo cáo thuế cho cơ quan thuế:
Về đầu vào - sản phẩm bán ra:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, xây dựng: Mua nhiều/một vài nguyên liệu về dùng các máy thi công hay công cụ chuyên dụng dể sản xuất/xây dựng ra 1 sản phẩm /công trình hay 1 vài sản phẩm, công trình
Đối với doanh nghiệp thương mại: Mua sản phẩm A về bán ra vẫn là SP A (không bán A’ – không gia công thêm)
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng: Tập hợp đầu vào theo định mức của từng món ăn
Giá vốn:
Giá vốn trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, nhà hàng: Tập hợp các chi phí trực tiếp cấu thành lên sản phẩm để kết chuyển xác định giá thành phẩm/giá vốn
Giá vốn trong lĩnh vực thương mại: Là giá mua vào của hàng hóa bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc mua hàng
Chi phí được trừ đối với các loại hình doanh nghiệp:
Đối với chi phí tiền lương + các khoản trích theo lương:
Công ty TNHH 1 thành viên: Chi phí tiền lương của giám đốc (chủ sở hữu ) không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN do vậy khi kê khai hạch toán về thuế ta nên loại khoản này
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Thì chi phí tiền lương của giám đốc và các thành viên vẫn được đưa vào chi phí được trừ
Xem thêm: Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN
Trên là bài viết các công việc kế toán phải làm sau khi thành lập công ty dành cho các bạn chưa nắm vững được các bước tuần tự, nếu chủ doanh nghiệp hoặc kế toán chưa biết làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính thì có thể tham khảo khóa học kế toán thực hành online của chúng tôi, hỗ trợ từ a-z trong quá trình học và đi làm sau này