Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay năm 2021


Các loại hình doanh nghiệp phổ biến năm 2021 hiện nay ở Việt Nam và đặc điểm hoạt động của các loại hình doanh nghiệp chủ yếu là các lĩnh vực nào thì trong bài viết này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản của từng loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến năm 2021 hiện nay

Công ty TNHH 1 thành viên.

Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên.

Công ty Cổ Phần.

Công ty Hợp Danh

Doanh nghiệp tư nhân

các loại hình doanh nghiệp phổ biến

Đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp phổ biến năm 2021

1. Công ty TNHH 1 thành viên.

Số thành viên: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng thành viên chỉ có một

Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản: Trong phạm vi số vốn điều lệ

Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân

Quyền phát hành chứng khoán: Không được quyền phát hành cổ phần

Vốn thành lập:

 - Tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty.

- Tách biệt các chi tiêu cá nhân, gia đình với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ.

Thời hạn góp vốn:

- 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020)

Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn: Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ

Thuế: Tiền lương và các khoản trích theo lương của giám đốc sẽ không được đưa vào chi phí được trừ

Công ty TNHH 1 thành viên cũng là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Xem thêm: Công ty TNHH 1 thành viên là gì

2. Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên.

Số thành viên: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên

Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản: Trong phạm vi số vốn điều lệ

Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân

Quyền phát hành chứng khoán: Không được quyền phát hành cổ phần

Vốn thành lập:

Vốn góp có thể là Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất …

Thời hạn góp vốn:

- 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn như đã cam kết (Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020)

Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn:

- Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

- Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vón góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên

Thuế: Tiền lương và các khoản trích theo lương của giám đốc sẽ  được đưa vào chi phí được trừ

Công ty TNHH 2 thành viên cũng là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Xem thêm: Công ty TNHH 2 thành viên là gì

3. Công ty Cổ Phần:

Số thành viên:

 - Ít nhất 3 thành viên và không hạn chế tối đa

- Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản: Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân

Quyền phát hành chứng khoán: Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn

Vốn thành lập:

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020)

Thời hạn góp vốn:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn (Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020)

Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn:

- Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán

Thuế: Tiền lương và các khoản trích theo lương của giám đốc và các thành viên sẽ  được đưa vào chi phí được trừ, các thành viên phải có nghĩa vụ thuế TNCN khi phân chia lợi nhuận

Công ty cổ phần cũng là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Xem thêm: Công ty cổ phần là gì

4. Công ty hợp danh

Số thành viên:

Ít nhất hai thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm thành viên góp vốn. Số lượng thành viên không hạn chế tối đa

Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản:

- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp

Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân

Quyền phát hành chứng khoán: Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Vốn thành lập:

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

Thời hạn góp vốn:

Luật doanh nghiệp 2020 không quy định. Thời hạn góp vốn sẽ do các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn ấn định trong Điều lệ

Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn:

- Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trương hợp này, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Xem thêm: Công ty hợp danh là gì

5. Doanh nghiệp tư nhân

Số thành viên:

Chỉ do một cá nhân làm chủ, chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân

Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản:

- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp

Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân

Quyền phát hành chứng khoán: Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Vốn thành lập:

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

Thời hạn góp vốn:

Luật doanh nghiệp 2020 không quy định. Thời hạn góp vốn sẽ do các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn ấn định trong Điều lệ

Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn:

- Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trương hợp này, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì

Sự tuần hoàn vốn trong kinh doanh ở các loại hình doanh nghiệp 

Doanh nghiệp kinh doanh thương mại: T-H-T’

Doanh nghiệp sản xuất: T-H-SX-H’-T’

Doanh nghiệp Kinh doanh Tiền tệ: T-T’

Trên là  bài viết về các loại hình doanh nghiệp phổ biến năm 2021, nếu bạn có ý định về làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, các bạn có thể tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội

Là chủ doanh nghiệp chắc bạn bận rộn nếu không có thời gian đi học có thể tham khảo khóa học kế toán online 1 kèm 1 học cùng với kế toán trưởng của chúng tôi, để nắm chắc về báo cáo tài chính quản lý tốt công tác kế toán của doanh nghiệp từ đó có phương án kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp