Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận


Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận là những nguyên tắc chung được thừa nhận trong công tác kế toán (định giá các loại tài sản, ghi chép sổ sách, phương pháp soạn thảo các BCTC…) nhằm đảm bảo sự dể hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh của các thông tin kế toán.

Những nguyên tắc làm “cơ sở” cho báo cáo tài chính được gọi là “Những nguyên tắc kế toán được thừa nhận”. Những nguyên tắc kế toán còn dựa vào các tiêu chuẩn, các giả thiết, các nguyên lý và khái niệm. Những thuật ngữ khác nhau được sử dụng để mô tả những nguyên tắc kế toán cho thấy rằng các nhà kế toán đã có nhiều cố gắng để trình bày 1 cách đầy đủ bộ khung của lý thuyết kế toán. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang ở trong quá trình xây dựng một cơ quan nghiên cứu đầy đủ về lý thuyết kế toán bởi vì lý thuyết về kế toán liên tục thay đổi tuỳ theo những thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu của những người sử dụng các báo cáo tài chính.

các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận

Những nguyên tắc kế toán không phải bắt nguồn từ các định luật tự nhiên giống như các bộ môn khoa học tự nhiên. Nói đúng hơn, những nguyên tắc kế toán được phát triển liên quan đến những mục tiêu quan trọng nhất của việc báo cáo tài chính. Muốn hiểu hết các thông tin trên các báo cáo tài chính, cần có kiến thức về các nguyên tắc kế toán được thừa nhận vì những nguyên tắc này hướng dẫn việc thu thập và trình bày các số liệu kế toán trên các văn bản đó. Các nguyên tắc chung được thừa nhận có thể được mô tả như là các quy luật đã được thừa nhận trong công tác kế toán, như là kim chỉ nam cho việc định giá, ghi chép, báo cáo các hoạt động và các nội dung có tính chất tài chính của một doanh nghiệp. Các nguyên tắc này do con người quy định ra và được rút ra từ kinh nghiệm và suy nghĩ của các thành viên của nghiệp đoàn kế toán, các doanh nghiệp, các nhà kế toán, các chuyên viên kế toán các cơ quan Nhà nước và các nhà đầu tư.

Do các nguyên tắc kế toán tiến triển trong một môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi cho nên không thể có một danh mục đầy đủ những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét ngắn gọn những nguyên tắc chính đang chi phối các quá trình kế toán.

Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận

Cơ sở dồn tích ( Accruals)

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của DN liên quan đến Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn chủ sở hữu, Doanh thu, Chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hoạt động liên tục (Going concern)

BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là DN không có ý định cũng như không buộc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải được lập trên cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

Cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục HĐKD bình thường trong tương lai gần (12 tháng tới);
 DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Giá gốc ( History cost)

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đó được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

+ Theo nguyên tắc này, giá trị tài sản trong doanh nghiệp được tính theo giá gốc, không quan tâm đến giá trị thị trường của tài sản.
+ Giá gốc của tài sản là tổng các chi phí hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó (VD: ngoài giá mua còn có chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…)

Phù hợp (Matching)

Việc ghi nhận Doanh thu và Chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản Doanh thu thì phải ghi nhận một khoản Chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra Doanh thu đó. Chi phí tương ứng với Doanh thu gổm Chi phí của kỳ tạo ra Doanh thu và Chi phí của các kỳ trước hoặc Chi phí phải trả nhưng liên quan đến Doanh thu của kỳ đó.

Chi phí tương ứng với doanh thu là:
+ Chi phí của kỳ tạo ra doanh thu;
+ Chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả liên quan đến doanh thu của kỳ.
+ Doanh thu, chi phí được xác định cho từng kỳ kế toán (năm, quý, tháng).

Nhất quán (Consistency)

Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC.

Trọng yếu (Materiality)

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Thận trọng (Prudence)

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ƣớc tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.

Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

- Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Ngoài các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận các bạn có thể tham khảo thêm: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

dịch vụ báo cáo tài chính