Cách hạch toán sửa chữa tài sản cố định


Trong bài viết này hướng dẫn cách hạch toán sửa chữa tài sản cố định bao gồm sửa chữa nhỏ tài sản cố định và sửa chữa lớn tài sản cố định theo thông tư 200

hạch toán sửa chữa tài sản cố định

1. Cách hạch toán sửa chữa nhỏ tài sản cố định

Sửa chữa nhỏ, thường xuyên, mang tính bào dưỡng thường được tiến hành theo định kỳ (tháng, quý) nhằm duy trì hoạt động bình thường của các TSCĐ. Việc sửa chữa được tiến hành trong thời gian ngắn với quy mô chi phí thấp. Do vậy, các chi phí sửa chữa phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh đến đo (trong kỳ kế toán). Phương pháp kế toán tuỳ thuộc vào việc đơn vị sủa hay thuê ngoài sửa chữa:

Trường hợp tự tiến hành sửa chữa, các chi phí sửa chữa tài sản cố định được ghi:

          Nợ TK chi phí (627, 641, 642): tính trực tiếp vào chi phí KD

              Có TK liên quan (111, 112, 152, 334,…).

Trường hợp thuê ngoài sửa chữa, kế toán ghi số như say:

     Nợ TK chi phí (627, 641, 642): Giá chưa có thuế

     Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

                   Có TK liên quan (111, 112 331,…): tổng số tiền phải trả.

2. Cách hạch toán sửa chữa lớn Tài sản cố định

 Là công việc sửa chữa, thay thế những bộ phận hỏng của TSCĐ mà nếu không tiến hành sửa chữa thì tài sản cố định sẽ không thể hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Thời gian sửa chữa lớn thường kéo dài, chi phí cao. Việc sửa chữa có thể được tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. TSCĐ sau khi được sửa chữa được phục hồi năng lực hoạt động hoặc được nâng cấp, kéo dài tuổi thọ. Các trường hợp cụ thể được kế toán như sau:

Tập hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định

       Nợ TK 2413 – Chi phí sửa chữa thực tế

       Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

               Có TK 331 – Tổng số tiền phải trả theo hợp đồnhg

               Có TK liên quan 111, 112, 152, 214, 334, 338…

Kết chuyển giá trị công trình sửa chữa lớn khi hoàn thành:

Sau khi công việc sửa chứa lớn được hoàn thành, căn cứ trên quy mô, tính chất , thời gian và mục đích sửa chữa, kế toán sẽ kết chuyển chi phí sửa chữa vào những tài khoản thích hợp:

       Nợ TK 211 - Khi sửa chửa nâng cấp, kéo dài tuổi thọ TSCĐ

       Nợ TK 335 - Khi sửa chữa lớn mang tính phục hồi theo kế hoạch

       Nợ TK 142,242 - Khi sửa chữa lớn ngoài kế hoạch

                    Có TK 2413 - Tổng giá thành thực tế của việc sửa chữa.

Bài viết trên dành cho các bạn mới bắt đầu học kế toán để nắm vững các nghiệp vụ trên các bạn xem thêm cách hạch toán sửa chữa tài sản cố định tại: Tài khoản 211 theo thông tư 200

 

 

dịch vụ báo cáo tài chính