Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định


Trước khi biết cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định các bạn cần hiểu trường hợp nào phải thanh lý nhượng bán:

Tài sản cố định thanh lý, nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc sử dụng không hiệu quả, những tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sở dụng, tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được coi là hoạt động khác, Do đó mọi chi phí và thu nhập phát sinh trong quá trình thanh lý và nhượng bán tài sản cố định được ghi nhận vào chi phí khác và thu nhập khác

Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

BT1: Ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 214 : Hao mòn lũy kế

Nợ TK 811: Giá trị còn lại

 Có TK 211,213 : Nguyên giá

BT2: Các chi phí phát sinh

Nợ TK 811: Chi phí nhượng bán, thanh lý

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

  Có TK 111,112,331 ….

BT3: Phản ánh thu nhập

Nợ các TK 111,112,131

   Có TK 711: Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

   Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Đối với hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định dùng trong hoạt động văn hóa, phúc lợi thì hạch toán như sau:

BT1: Ghi giảm tài sản cố định

Nợ TK 3533: Giá trị còn lại

Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn

BT2: Phản ánh số thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 111,112,..

  Có TK 353: Quỹ khen thường phúc lợi (3532)

  Có TK 3331: Thuế và các khoản phải nộp (nếu có)

BT3: Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ ghi

Nợ TK 3532: Quỹ khen thưởng, phúc lợi 

  Có các TK 111,112,…

Xem thêm chi tiết về các nghiệp vụ liên quan tới thanh lý nhượng bán, giảm tài sản cố định tại: Cách hạch toán giảm tài sản cố định

Lưu ý khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định hữu hình:

Trong mọi trường hợp tài sản cố định đều phải được khấu hao cho đến ngày thanh lý, nhượng bán, sau đó kế toán sẽ loại bỏ (ghi giảm) các số liệu có liên quan đến TSCĐ thanh lý, nhượng bán trên sổ kế toán. Nhìn chung giá trị còn lại (giá trị sổ sách) của tài sản cố định thanh lý nhượng bán không bằng giá trị thu hồi của chúng. Vì vậy sẽ phát sinh ra một khoản lãi hoặc lỗ từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Bởi vì khấu hao là sự ước tính phân bổ chi phí sử dụng TSCĐ mang tính chủ quan của nhà quản lý, không phải là quá trình định giá có tính khách quan. Khoản lãi hay lỗ từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ thực sự là một sự điều chỉnh lợi nhuận thuần của các năm đã sử dụng TSCĐ. Do đó doanh nghiệp nên thể hiện khoản lãi hoặc lỗ này trong báo cáo thu nhập, cùng các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu TSCĐ thanh lý, nhương bán các tài sản cố định này phải được trình bày riêng biệt trong phần hoạt động bị chấm dứt của báo cáo thu nhập

Như vậy TSCĐ đều phải được khấu hao cho đến ngày thanh lý, nhượng bán. Tuy nhiên thời điểm tính và ghi nhận khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp được thực hiện và cuối mỗi kỳ kế toán. Do đó, khi thanh lý nhượng bán TSCĐ doanh nghiệp phải tính và ghi nhận khấu hao cho khoàng thời gian giữa ngày cuối cùng đã ghi nhận khấu hao trên sô kế toán và ngày thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, và hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định phản ánh như thực tế đã tính

Thủ tục khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Căn cứ theo điều 35, thông tư số 200/2014/TT-BTC thì Thủ tục khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định gồm:

Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ

Biên bản kiểm kê tài sản cố định

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Quyết định thanh lý tài sản cố định

Hợp đồng thanh lý tài sản cố định

– Hóa đơn bán TSCĐ ( Kế Toán có trách nhiệm viết hóa đơn khi bán, thanh lý TSCĐ)

 

dịch vụ báo cáo tài chính