Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200


Bảng cân đối kế toán là gì ? Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 trên Excel được quy định tại điều 112 của thông tư 200/2014/TT-BTC

Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 

Gồm 2 mẫu:
Mẫu số B01 – DN: Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục (Thường dùng hiện nay)
Mẫu số B01/CDHĐ – DNKLT: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
 

Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì

Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo thời điểm phản ánh toàn bộ tinh hỉnh tài chính của doanh nghiệp theo hai cách phân loại tài sản và nguồn hình thành nên tài sản đó.

Ý nghĩa đối với người sử dụng: Giúp người sử dụng đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để rồi đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý.

Tính chất pháp lý của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo bắt buộc nằm trong hệ thống báo cáo tài chính, tuân thủ đúng quy định về nơi gửi và thời hạn gửi báo cáo.

Lưu ý: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh không làm thay đổi tính cân đối của bảng cân đối kế toán.

Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Căn cứ lập bảng cân đối kế toán:

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).

Ví dụ bảng cân đối kế toán khi học ở các trường lớp

TÀI SẢN  
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN                            487.000.000
Tiền mặt                                160.000.000
Tiền gửi ngân hàng                                190.000.000
Phải thu của khách hàng                                 20.000.000
Nguyên vật liệu                                35.000.000
Công cụ dụng cụ                                  9.000.000
Sản phẩm dở dang                                50.000.000
Thành phẩm                                18.000.000
Tạm ứng                                  5.000.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN                            780.000.000
TSCĐ hữu hình                               780.000.000
Tổng                            1.267.000.000
   
NGUỒN VỐN  
C. NỢ PHẢI TRẢ                            146.000.000
Phải trả cho người bán                                30.000.000
Phải trả công nhân viên                                16.000.000
Vay ngân hàng                               100.000.000
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU                         1.121.000.000
 Vốn đầu từ của CSH                            1.000.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối                               121.000.000
Tổng cộng                            1.267.000.000

Ví dụ bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 thực tế tại các doanh nghiệp:

cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Cấu trúc bảng cân đối kế toán:

Dựa vào ví dụ bảng cân đối kế toán thực tế phía trên ta có

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: TÀI SẢN  + NGUỒN VỐN

Tài sản: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

Tài sản được hình hình bằng Nguồn vốn: Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Bảng cân đối gồm các tài khoản loại 1,2,3,4 trên bảng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

Chỉ tiết các chỉ tiêu đầy đủ trên bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 gồm

 TÀI SẢN 
 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN  (Tài khoản loại 1)   Xem thêm: Tài sản ngắn hạn là gì
 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 
 1. Tiền 
 2. Các khoản tương đương tiền 
 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 
 1. Chứng khoán kinh doanh 
 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*)  
 3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 
 III. Các khoản phải thu ngắn hạn
 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng  
 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 
 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 
 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 
 5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 
 6. Các khoản phải thu ngắn hạn khác 
 7. Tài sản thiếu chờ xử lý 
 8. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 
 IV. Hàng tồn kho 
 1. Hàng tồn kho 
 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 
 V. Tài sản ngắn hạn khác 
 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 
 2. Thuế GTGT được khấu trừ 
 3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 
 4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 
 5. Tài sản ngắn hạn khác 
 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (Tài khoản loại 2)    – Xem thêm: Tài sản dài hạn là gì
 I- Các khoản phải thu dài hạn
 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 
 2. Trả trước cho người bán dài hạn 
 3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 
 4. Phải thu dài hạn nội bộ 
 5. Phải thu về cho vay dài hạn 
 6. Phải thu dài hạn khác 
 7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 
 II. Tài sản cố định  
   1. Tài sản cố định hữu hình 
  - Nguyên giá 
  - Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 
   2. Tài sản cố định thuê tài chính 
  - Nguyên giá 
  - Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 
 3. Tài sản cố định vô hình 
  - Nguyên giá 
  - Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 
 III. Bất động sản đầu tư 
  - Nguyên giá 
  - Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 
 IV. Tài sản dở dang dài hạn 
 1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn  
 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 
 V. Đầu tư tài chính dài hạn
 1. Đầu tư vào công ty con 
 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 
 3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 
 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 
 5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 
 VI. Tài sản dài hạn khác 
 1. Chi phí trả trước dài hạn 
 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 
 3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 
 4. Tài sản dài hạn khác 
 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 
 NGUỒN VỐN 
 A - NỢ PHẢI TRẢ (Tài khoản loại 3) – Xem thêm: Nợ phải trả là gì
 I. Nợ ngắn hạn
 1. Phải trả người bán ngắn hạn                                                                       
 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn                                                                 
 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước                                                               
 4. Phải trả người lao động                                                                           
 5. Chi phí phải trả ngắn hạn                                                                         
 6. Phải trả nội bộ ngắn hạn                                                                          
 7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng                                                  
 8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn                                                                 
 9. Phải trả ngắn hạn khác                                                                            
 10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn                                                                
 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn                                                                       
 12. Quỹ khen thưởng phúc lợi                                                                         
 13. Quỹ bình ổn giá                                                                                  
 14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ                                                       
 II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 338 + 343) 
 1. Phải trả người bán dài hạn                                                                        
 2. Người mua trả tiền trước dài hạn                                                                  
 3. Chi phí phải trả dài hạn                                                                          
 4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh                                                                 
 5. Phải trả dài hạn nội bộ                                                                           
 6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn                                                                  
 7. Phải trả dài hạn khác                                                                             
 8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn                                                                  
 9. Trái phiếu chuyển đổi                                                                             
 10. Cổ phiếu ưu đãi                                                                                  
 11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả                                                                 
 12. Dự phòng phải trả dài hạn                                                                        
 13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ                                                             
 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU  (Tài khoản loại 4)  - Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì
 I. Vốn chủ sở hữu 
 1. Vốn góp của chủ sở hữu 
  - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 
  - Cổ phiếu ưu đãi 
 2. Thặng dư vốn cổ phần 
 3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 
 4. Vốn khác của chủ sở hữu  
 5. Cổ phiếu quỹ (*) 
 6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 
 7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 
 8. Quỹ đầu tư phát triển 
 9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 
 10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 
 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 
 - LNST chưa phân phối kỳ này 
 12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 
 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 
 2. Nguồn kinh phí 
 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 

 

Cách lập bảng cân đối kế toán trên Excel 

Trước lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 trên excel bạn cần lập bảng cân đối phát sinh (Tổng hợp số liệu từ nhật ký chung, sổ tổng hợp, sổ chi tiết)

cách lập bảng cân đối kế toán trên excel


Nếu công ty bạn cần đơn vị hỗ trợ làm báo cáo tài chính tham khảo: Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối nămTrên là bài viết hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200, nếu bạn muốn tự học làm báo cáo tài chính trên excel có thể tìm hiểu tới các khóa học kế toán thực hành trên Excel