Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200


Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 mới nhất năm 2023 trên Excel và phần mềm kế toán misa, fast 

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. 

Căn cứ pháp lý để lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Tại chương 3 mục I, mục II của thông tư 200/2014/TT-BTc quy định về việc lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là gì ? Tại sao phải lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Trước khi biết cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 bạn cần hiểu:

Báo cáo tài chính là gì

Báo cáo tài chính là sản phẩm của hệ thống kế toán tài chính, tuân thủ các nguyên tắc, quy định cụ thể về việc lập và trình bày.

Như vậy : Báo cáo tài chính là sản phẩm đầu ra của hệ thống kế toán

Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

+  Tài sản;

+  Nợ phải trả;

+  Vốn chủ sở hữu;

+  Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

+  Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

+  Các luồng tiền.

Cấu trúc của báo cáo tài chính 

Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Như vậy để nắm rõ cách lập báo cáo tài chính năm 2023 bạn cần năm rõ BCTC Gồm 4 phần:

♦ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

♦ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)

♦ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)

♦ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

 

Tại sao phải lập báo cáo tài chính 

Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về tình hình tài chính như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và tình hình kinh doanh như doanh thu, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp hoặc các tổ chức

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin để đánh giá về tình hình hoạt động trong quá khứ của đơn vị

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin để dự báo tương lại phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh

Báo cáo tài chính là cơ sở để kiểm tra giám sát hoạt động tài chính kinh doanh của đơn vị

Như vậy hiểu rõ mục đích của việc lập báo cáo tài chính năm 2021 là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp

Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

1. Bảng cân đối kế toán 

Bảng cân đối kế toán là một phần vô cùng quan trọng khi tìm hiểu về cách lập báo cáo tài chính năm 2021 vì bảng cân đối kế toán phải ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Báo cáo này trình bày tài sản (nguồn lực) của doanh nghiệp và nguồn hình thành nên những tài sản đó. Có 2 nguồn hình thành tài sản đó là Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Để nắm vững cách lập báo cáo tài chính năm 2021 theo thông tư 200 đòi hỏi kế toán phải nắm vững bảng đầu tiên chính là bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

Bao gồm 2 phần: Tài sản (TSNH, TSDH) và Nguồn vốn (Nợ phải trả, Vốn CSH) Luôn cân bằng

Các chi tiêu trên bảng cân đối kế toán khi lập báo cáo tài chính năm 2021

Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Để lập bảng cân đối kế toán thì kế toán cần căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; sổ chi tiết; bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán năm trước

Xem thêm: Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo trình bày tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý hoặc năm). Báo cáo này trình bày chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nếu kết quả dương là có lãi, ngược lại là lỗ

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bộ phận thứ 2 không thể thiếu khi kế toán lập báo cáo tài chính do vậy kế toán cần nắm rõ các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:

Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Các chỉ tiêu về Doanh thu, chi phí, KQKD được trình bày cho các hoạt động: bán hàng/ cung cấp DV, hoạt động tài chính, hoạt động khác

Xem thêm: Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phần thứ 3 không thể thiếu khi lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hướng tới cung cấp các thông tin về dòng tiền vào ra của doanh nghiệp được trình bày thông qua 3 hoạt động là hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Xem thêm: Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200

4. Thuyết minh báo cáo tài chính 

Phần cuối cùng khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 là bạn phải lập thuyết minh báo cáo tài chính

Đây là báo cáo bằng lời nhằm giải thích cụ thể hơn về các chỉ tiêu đã trình bày trên các báo cáo trước, Ví dụ như trên bảng cân đối chỉ trình bày chỉ tiêu tiền. Tuy nhiên, trong báo cáo thuyết minh, tiền của doanh nghiệp được chi tiết hóa thành tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Hoặc trên báo cáo thuyết minh, các chính sách kế toán về hàng tồn kho, về tài sản cố định… đang được áp dụng tại doanh nghiệp sẽ được trình bày chi tiết

Xem thêm: Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200

 

Lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 cần tuân thủ

Trong Báo cáo tài chính năm, để biết cách lập báo cáo tài chính năm 2023 doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau:

- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo;

- Nêu rõ Báo cáo tài chính này là Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp, Báo cáo tài chính tổng hợp hay Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, tập đoàn;

- Ngày kết thúc kỳ kế toán:

- Ngày lập Báo cáo tài chính;

- Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán;

- Đơn vị tiền tệ dùng để lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Quy trình lập báo cáo tài chính năm 2023 trong Công ty

Bước 1. Sắp xếp chứng từ kế toán

Tập hợp hoá đơn đầu ra, đầu vào, Sao kê, sổ phụ ủy nhiệm chi các ngân hàng, giấy nộp tiền vào NSNN, Thông báo đóng BHXH, Lập bảng lương, ….từ 1/1 đến 31/12 và hoàn thành nhập liệu vào sổ sách. Các chứng từ nên được lưu trữ theo tháng hoặc quý để dễ kiểm soát.

Bước 2. Hạch toán và phân bổ chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trên cơ sở chứng từ đã được sắp xếp theo thứ tự một cách khoa học, kế toán tiến hành nhập liệu các nghiệp vụ kinh tế nảy sinh như: Nhập , phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, báo có, báo nợ…
Trong quá trình hạch toán, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện những chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp tuân thủ các quy định của luật pháp về kế toán, thuế.
Phân bổ những nghiệp vụ nảy sinh theo tháng, quý như: Phân bổ chi phí trả trước, phân bổ khấu hao, phân bổ dụng cụ, công cụ….

Bước 3. Kiểm tra, đối chiếu số liệu với các hồ sơ khác

Sau khi hạch toán và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, kế toán cần tiến hành rà soát lại những nghiệp vụ phát sinh. Trong đó thì phân nhóm tài khoản cần được soát xét kỹ càng nhất bởi đây là số liệu dễ phát sinh sai lệch nhất.

Bước 4. Cân đối các bút toán tổng hợp và kết chuyển

Sau khi rà soát lại toàn bộ các nghiệp vụ chi tiết xong xuôi thì kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ đảm bảo những tài khoản đầu 5 tới đầu 9 không có số dư cuối kỳ

Bước 5. Lập báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan

- Lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 hoặc 133
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế 
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế

Bước 6.  Hoàn thiện báo cáo tài chính

- In báo cáo tài chính và các báo cáo có liên quan như báo cáo thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn 
- Xin chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp xác nhận đồng thời lưu trữ tại doanh nghiệp
- Xin chữ ký và dấu cho các loại báo cáo liên quan để nộp lên cơ quan thuế
- IN sổ sách kế toán cho doanh nghiệp vào cuối năm tài chính

Trên là cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200, nếu doanh nghiệp bạn mới thành lập công ty chưa có kế toán mà đến kỳ nộp báo cáo tài chính có thể tham khảo thêm: Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm

Ngoài ra còn có chương trình học kế toán thực hành online 1 kèm 1 dưới sự hướng dẫn của đội ngũ gia sư kế toán trưởng hướng dẫn trực tuyến cách lập báo cáo tài chính năm 2021  trên chứng từ gốc của học viên bao gồm excel và phần mềm kế toán cho các bạn đang làm kế toán tại doanh nghiệp nhưng chưa biết lập báo cáo tài chính

Ngoài ra còn chuyên nhận làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói và dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội cho tất cả các doanh nghiệp

dịch vụ báo cáo tài chính