Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số


Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số thường được áp dụng trong các đơn vị mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhirg loại sản phẩm khác nhau, trong khi không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp cho toàn bộ quá trình sản xuất.
Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả để tính toán giá thành sản phẩm. Phương pháp này dựa trên việc áp dụng hệ số lên giá trị nguyên vật liệu và chi phí sản xuất để tính ra giá thành của sản phẩm. Hệ số được tính dựa trên nhiều yếu tố như số giờ lao động, tỷ lệ phí quản lý, chi phí giám sát sản xuất, chi phí năng lượng và vật tư tiêu hao, v.v. Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tính toán chính xác giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý và tối ưu hóa lợi nhuận.

Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số

Theo phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi tất cả các loại sản phẩm về một loại sản phẩm gốc, sau đó dựa vào tổng chi phí sản xuất tính ra giá thành sản phẩm gốc từ đó tính được giá thành của từng loại sản phẩm cụ thể

Trình tự thực hiện:

- Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số. Trong đó chọn loại sản phẩm đặc trưng tiêu biểu nhất có hệ số bằng 1.

- Quy đổi sản lượng thực tế từng loại ra sản lượng sản phẩm chuẩn.

cách tính giá thành theo phương pháp hệ số

- Tính tổng giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

cách tính giá thành theo phương pháp hệ sốq
- Tính giá thành đơn vị sản phẩm gốc

cách tính giá thành theo phương pháp hệ số

- Tính giá thành từng loại sản phẩm

cách tính giá thành theo phương pháp hệ số

Ví dụ hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Công ty B trong kỳ có một phân xưởng sản xuất 3 loại sản phẩm X, Y, Z có tình hình sản xuất như sau: (Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 2.800.
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang trong kỳ: 95.000. Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 56.000
Kết quả sản xuất thu được 110 sản phẩm X, 130 sản phẩm Y, 123 sản phẩm Z hoàn thành. Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo nguyên vật liệu trực tiếp. Số lượng sản phẩm dở dang X, Y, Z lần lượt là 6, 7 và 5.
Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm X, Y, Z. Biết hệ số tính giá thành sản phẩm của X = 1,1, của Y = 1,2 và Z = 1.
Bài giải
Số lượng sản phẩm chuẩn = 110 × 1,1 + 130 × 1,2 + 123 × 1 = 400
Số lượng sản phẩm dở dang chuẩn = 6 × 1,1 + 7 × 1,2 + 5 × 1 = 20
Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
cách tính giá thành theo phương pháp hệ số

Tổng giá thành nhập kho:
Tổng Z = 2.800 + 95.000 – 2.800 = 95.000
Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn:
Z đơn vị sản phẩm chuẩn = 95.000 /400 = 237,5 / sp
Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản phẩm X = 110 x 1,1 x 237,5 = 28.737,5
Tổng giá thành sản phẩm Y = 130 x 1,2 x 237,5 = 37.050
Tổng giá thành sản phẩm Z = 123 x 1,0 x 237,5 = 29.212,5
Tính giá thành từng loại sản phẩm:
Sản phẩm X:
Z đơn vị sản phẩm X = 28.737, 5 /110 =  261, 25 / sp
Sản phẩm Y:
Z đơn vị sản phẩm Y = 37.050 /130 = 285 / sp
Sản phẩm Z:
Z đơn vị sản phẩm Z = 29.212,5 /123= 237,5 / sp

Trên là bài viết cách tính giá thành theo phương pháp hệ số dành cho các bạn đang tìm hiểu về khóa học kế toán thực hành sản xuất thực hành trên chứng từ thực tế, do đội ngũ kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm chuyên làm dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm cho các doanh nghiệp sản xuất

Ngoài cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số còn có: Cách tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng

dịch vụ báo cáo tài chính