Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng


Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng hay còn gọi là phương pháp khấu hao đều theo thời gian hoặc khấu hao tuyến tính là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trên thực tế ở các doanh nghiệp

Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm để hạ giá thành, tăng lợi nhuận, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế như việc thu hồi vốn chậm không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình, điều này là một cản trở lớn đối với việc đầu tư mới TSCĐ

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng:

Công thức tính khấu hao TSCĐ theo đường thằng như sau:

cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thằng

Mức trích khấu hao tài sản cố định trung bình hàng tháng bằng Mức trích khấu hao TSCĐ phải trích trung bình hàng năm chia cho 12 tháng

Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng:

- Số năm sử dụng của tài sản cố định được xác định dựa theo quy định hiện hành của Nhà Nước về thời gian tối thiếu và tối đa để tính khấu hao đối với từng loại TSCĐ (Áp dụng theo thông từ 45/2013/TT-BTC)

Xem thêm: Khung trích khấu hao tài sản cố định

- Tất cả các tài sản cố định tham giá SXKD đều phải trích khấu hao

- Không trích khấu hao các TSCĐ đang dùng cho hoạt động phúc lợi, TSCĐ thừa không sử dụng, các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng

- Tài sản cố định được tính và thôi tính khấu hao ngay từ ngày tăng giảm

Nghĩa là: Đối với TSCĐ đưa vào sử dụng từ ngày nào thì chúng ta trích khấu hao tài sản cố định ngày đó và được đưa vào chi phí được trừ

Số ngày khấu hao trong tháng = Tổng số ngày trong tháng - Số ngày TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng + 1

cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

 (Cộng 1 là tính cả ngày bắt đầu sử dụng, ví dụ như doanh nghiệp bắt đầu ngày trích khấu hao tài sản cố định là 15/7/2021, tháng 7 có 31 ngày thì Tính số ngày khấu hao trong tháng = 31 – 15 + 1 =17 ngày )

Cách tích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng trên thực tế

Do đặc điểm của cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng ít biến động và mức khấu hao đều giữa các kỳ, nên trong thực tế kế toán thường áp dụng công thức tính gián tiếp để xác định tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ (dựa trên mức khấu hao kỳ trước để tính khấu hao kỳ này)

cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

Trường hợp tháng N-1 có biến động tài sản cố định, công thức xác định khấu hao nói trên được:

(+) Số khấu hao của TSCĐ tăng trong tháng N-1 phải trích thêm ở tháng N(tính số ngày chưa tính KH ở tháng N-1)

(-) Số khấu hao của TSCĐ giảm trong tháng N-1, phải giảm thêm ở tháng N (tính cho số ngày đã tính KH ở tháng N-1)

=>TSCĐ tăng, giảm tháng N-1, ảnh hưởng đến mức KH tăng, giảm của cả tháng N-1 và tháng N

=> Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của tài sản cố định = NGTSCĐ (-) số KH lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó

Ví dụ về phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng

Công ty TNHH Minh Trường Phát mua Máy photocopy Canon IR 2625I  giá bán 42.000.000, phí vận chuyển: 1.000.000, chi phí lắp đặt chạy thử: 1.000.000, căn cứ vào khung trích khấu hao TSCĐ của thông tư 45/2013/TT-BTC thời gian dự kiến là 8 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian bắt đầu sử dụng vào ngày 8/7/2021

Nguyên giá của tài sản cố định = 42.000.000 + 1.000.000 + 1.000.000 = 44.000.000

Mức khấu hao trung bình hàng năm = 44.000.000 / 8 = 5.500.000

Mức khấu hao trung bình hàng tháng = 5.500.000 /12 = 458.333

Mức khấu hao tính tháng 7/2021= ( 458.333 x (31-8+1) )/31 = 354.838

Như vậy tháng 7/2021 mức khấu hao của tài sản cố định = 354.838

Còn các tháng tiếp theo  = 458.333

Trên là cách tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, các bạn có thể tham khảo: Mẫu bảng trích khấu hao tài sản cố định

Lớp học kế toán thực hành online dành cho người chưa biết gì đang có lịch khai giàng trong tháng này dạy thực hành từ a-z

 

dịch vụ báo cáo tài chính