Cách xác định nguyên giá của tài sản cố định (TSCĐ)


Việc định giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định. Tài sản cố định được đánh giá theo 3 chỉ tiêu là nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn và giá trị còn lại và được ghi sổ theo nguyên giá của tài sản cố định

I/ Cách xác định nguyên giá của tài sản cố định

Nguyên giá của tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được TSCĐ đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

cách xác định nguyên giá của tài sản cố định

Theo chuẩn mực kế toán 03 Tài sản cố định hữu hình: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Theo chuẩn mực kế toán 04 Tài sản cố định vô hình: Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

A/ Nguyên giá tài sản cố định được xác định như sau:

1/ Đối với TSCĐ mua ngoài:

Nguyên giá của tài sản cố định = Giá mua ghi trên hóa đơn(không thuế GTGT) + Các khoản thuế không được hoàn lại + Phí tổn mới - Giảm giá được hưởng

Trong đó:

+ Giá mua trên hóa đơn là giá ghi trên hóa đơn của người bán không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ như thuế GTGT

+ Phí tổn mới bao gồm các chi phí phát sinh trước khi sử dụng tài sản như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử (trong thời gian ngắn), chi phí chuyên gia, chi phí sửa chữa tân trang trước khi dùng

+ Giảm giá được hưởng: Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng khi mua hàng được trừ khỏi giá mua tài sản

2/ Đối với TSCĐ được cấp:

+ Nếu đơn vị hạch toán độc lập

Nguyên giá tài sản cố định = Giá trị còn lại ghi trên sổ đơn vị cấp + Phí tổn mới trước khi dùng

Hoặc

Nguyên giá tài sản cố định = Giá trị do hội đồng đánh giá xác định + Phí tổn mới trước khi dùng

+ Nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc

Nguyên giá, giá trị còn lại, hao mòn lũy kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp, Các phí tổn mới nếu có sẽ được tính trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ

3/ Đối với TSCĐ nhận vốn góp liên doanh

Nguyên giá của tài sản cố định = Giá trị vốn góp được các bên liên doanh xác nhận + Phí tổn mới

4/ Đối với TSCĐ được tặng thưởng, viện trợ

Nguyên giá của tài sản cố định = Giá trị do hội đồng giao nhận đánh giá xác định + Phí tổn mới + Thuế trước bạ

5/ Đối với TSCĐ do bộ phận XDCB tự làm ban giao

Nguyên giá tài sản cố định = Giá trị công trình được duyệt lần cuối + Phí tổn mới

6/ Đối với TSCĐ do bên nhận thầu bàn giao

Nguyên giá tài sản cố định = Giá quyết toán công trình phải trả cho bên nhận thầu + Phí tổn mới - Giảm giá được hưởng

B/ Giá trị hao mòn tài sản cố định

Là số khấu hao lũy kế(cộng dồn) của TSCĐ được tính đến thời điểm xác định

C/ Giá trị còn lại của tài sản cố định

Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị trên sổ sách của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo và được xác định như sau:

Giá trị còn lại  = Nguyên giá – giá trị hao mòn lũy kế

II/ Trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định:

Trong quá trình sử dụng nguyên giá của TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

a) Đánh giá lại giá trị của TSCĐ trong các trường hợp:

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu DN, chuyển đổi hình thức DN: Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH

- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài DN

b) Đầu tư nâng cấp TSCĐ như: Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ, thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng; cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra; Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước

c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 tài sản cố định hữu hình.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại rteen sổ kế toán, số khấu hao lũy kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định

III/ Tóm lược lại cách xác định nguyên giá tài sản cố định như sau:

- Đối với tài sản cố định tự mua:

Nguyên giá tài sản cố định = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí trước sử dụng (lắp đặt, vận chuyển, bốc dỡ,…) - chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

- Đối với TSCĐ nhập khẩu

Nguyên giá tài sản cố định = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu + Thuế bảo vệ môi trường – Chi phí trước sử dụng - Chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán

- Đối với TSCĐ mua theo phương pháp trả góp

Người bán có doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính

Nguyên giá tài sản cố định = Tiền mua trả 1 lần

Còn lãi trả góp được phân bổ vào chi phí tài chính

- Đối với TSCĐ hình thành qua hoạt động xây dựng cơ bản

Nguyên giá tài sản cố định = giá quyết toán công trình theo quý chế quản lý đầu tư và xây dựng + Các chi phí trước sử dụng

- Đối với TSCĐ được cấp

Nguyên giá tài sản cố định = Giá thỏa thuận + Chi phí trước sử dụng

- Đối với TSCĐ nhận vốn góp

Nguyên giá tài sản cố định = Giá thỏa thuận + chi phí trước sử dụng

- Đối với TSCĐ tự sản xuất (chuyển thành phẩm thành TSCĐ)

Nguyên giá tài sản cố định = Giá thành sản xuất + Chi phí trước sử dụng

- Đối với TSCĐ được biếu, tặng, viện trợ

Nguyên giá tài sản cố định = Giá thị trường của TSCĐ cùng chủng loại, chất lượng + Chi phí trước sử dụng

IV/ Lưu ý khi xác định nguyên giá của tài sản cố định

Nguyên giá: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá = Giá mua ghi trên hóa đơn (không có thuế GTGT) + CP vận chuyển không thuế, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, thuê chuyên gia, thuế trước bạ (lệ phí trước bạ), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,.... – CKTM – GGHB.
Chú ý:
- Tiền bảo hiểm, đăng kiểm xe không cho vào nguyên giá mà cho vào chi phí trả trước:
Nợ TK Chi phí trả trước: 242
Có TK TM/TGNH/PTNB: 111/112/331
- CP phun sơn và dán xe: nên giả định rằng CP phun sơn và dán xe giúp đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng rồi tính vào nguyên giá, định khoản như định khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử...

Sau khi xác định được nguyên giá của tài sản cố đinh tiến hành phân bổ tài sản cố định thì phải căn cứ vào bảng trích khấu hao xem tại: Khung khấu hao tài sản cố định

Bài viết trước: Tài sản cố định là gì

Bài sauMẫu biên bản giao nhận tài sản cố định

 

dịch vụ báo cáo tài chính