Chỉ số chứng khoán là gì


Để hiểu rõ hơn về chỉ số chứng khoán là gì thì bạn cần hiểu chỉ số nghĩa là gì ? Chỉ số là thước đo độ biến động của giá cả hàng hóa, dịch vụ của thời điểm khảo sát so với thời điểm gốc đã chọn. Đây là một công cụ thống kê được tạo ra với mục đích theo dõi những thay đổi của nền kinh tế. Mỗi chỉ số có công thức, phương thức tính riêng và thường được hiển thị bằng phần trăm thay đổi só với giá trị gốc ban đầu thường là 100 hoặc 1000. Chỉ số có thể dduwopcj tính theo từng hàng hóa riêng biệt và cũng có thể được tính cho nhóm hàng hóa đại diện hay tất cả các hàng hóa có mặt trên thị trường.

chỉ số chứng khoán là gì

Chỉ số hiểu theo nghĩa rộng rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại chỉ số đo lường các thị trường khác nhau như chỉ số chứng khoán, chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giá vận tải biển, chỉ số niềm tin nhà đầu tư…Trong số đó, chỉ số chứng khoán là một trong những chỉ số phát triển nhất và được ứng dụng nhiều nhất.

Chỉ số chứng khoán là gì

Chỉ số chứng khoán là thông tin thể hiện giá chứng khoán bình quân và hiện tại so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn. So sánh giá trị chỉ số giữa hai thời điểm khác nhau, ta được sự biến động giá giữa hai thời điểm đó.

Chỉ số chứng khoán được xem là phong vũ biểu của thị trường chứng khoán, Đây là thông tin rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, của nhà đầu tư và các nhà phân tích kinh tế. Tất cả các thị trường chứng khoán đều xây dựng hệ thống chỉ số chứng khoản cho riêng mình

Phân loại chỉ số chứng khoán

Có nhiều phương thức phân loại chỉ số chứng khoán. Căn cứ vào các loại chứng khoán mà chỉ số đó theo dõi, chỉ số chứng khoán có thể được phân loại như sau:

+ Chỉ số giá cổ phiếu

+ Chỉ số giá trái phiếu

+ Chỉ số giá các sản phẩm phái sinh

+ Chỉ số giá kết hợp cổ phiếu và trái phiếu

Trong những loại chỉ số trên lại có thể phân loại theo các phương thức khác nhau. Ví dụ chỉ số giá cổ phiếu có thể bao gồm chỉ số giá cổ phiếu niêm yết, chỉ số giá cổ phiếu do nhà nước nắm giữ, chỉ số giá cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn… Hơn nữa trong chỉ số giá cổ phiếu niêm yết còn có các chỉ số tổng hợp, chỉ số phân loại ngành, chỉ số phân loại theo vốn hóa thị trường, chỉ số phân loại theo sàn giao dịch, chỉ số phân loại theo mức độ thanh khoản, chỉ số phân loại theo sàn giao dịch, chỉ số phân loại theo mức độ thanh khoản, chỉ số phân loại theo lợi nhuận của công ty…

Ví dụ khác, trong chỉ số giá trái phiếu có thể bao gồm chỉ số giá trái phiếu chính phủ, chỉ số giá trái phiếu doanh nghiệp, chỉ số giá trái phiếu liên quốc gia…

Ngoài việc hiểu định nghĩa chỉ số chứng khoán là gì ? cách phân loại chỉ số chứng khoán thì các bạn cũng cần hiểu thêm về ứng dụng của chỉ số chứng khoán

Ứng dụng của chỉ số chứng khoán

Trên thế giới hiện nay có hàng chục nhà cung cấp chỉ số chứng khoán với hàng nghìn chỉ số chứng khoán khác nhau đại diện cho nhiều thị trường, khu vực, quốc gia, hạng mục tài sản và phương thức đầu tư. Mặc dù sự đa dạng này phản ánh sự phát triển vượt bậc của ngành đầu tư tài chính và sự chú trọng cần thiết vào việc định lượng kết quả đầu tư, nhưng cũng làm cho việc tìm ra sự khác biệt giữa rất nhiều chỉ số chứng khoán để ứng dụng một cách hợp lý trở nên khó khăn hơn. Tập trung vào những ứng dụng sau của chỉ số chứng khoán sẽ giúp phân biệt được chỉ số nào thích hợp trong những hoàn cảnh khác nhau

Vậy ứng dụng của chỉ số chứng khoán là gì ? được vận dụng như thế nào:

Thứ nhất: Đánh giá những điều chỉnh trong danh mục đầu tư

Chỉ số chứng khoán giúp đưa ra những đánh giá khách quan và định tính về những điều chỉnh trong danh mục đầu tư. Với một danh mục đầu tư để đạt được hiệu quả tối đa, chủ đầu tư cần thường xuyên đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của mình, thêm vào những chứng khoán được đánh giá là tốt và phù hợp với định hướng đầu tư cũng như loại bớt những chứng khoán bị đánh giá là không còn tốt hoặc không còn phù hợp. Sau mỗi lần thay đổi cấu phần danh mục như vậy, nhà đầu tư cần căn cứ vào chỉ số chứng khoán của các chứng khoán trong danh mục để đánh giá hiệu quả của việc điều chỉnh của mình và lmaf cơ sở đưa ra quyết định tiếp theo.

Thứ hai: Xây dựng và giám sát quỹ đầu tư chỉ số

Đầu tiên cần hiểu về quỹ đầu tư chỉ số (index fund). Đây là một dạng của quỹ tương hỗ (multual fund) được lập ra với mục đích đầu tư vào danh mục đầu tư bám sát với danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số toàn thị trường. Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư chỉ số có thể giống hoàn toàn hoặc một phần với danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số thị trường, thông thường sự điều chỉnh này được thực hiện theo định hướng đầu tư của quỹ. Lúc này chỉ số chứng khoán có tác dụng làm căn cứ để quỹ xây dựng mô hình danh mục đầu tư cũng như giám sát hoạt động của doanh mục trong suốt quá trình đầu tư

Thứ ba: Đo tỷ lệ hoàn vốn của thị trường

Đây là một trong những ứng dụng rất cơ bản và quan trọng của chỉ số chứng khoán. Thông thường, nhà đầu tư luôn muốn so sánh mức độ sinh lời (hoàn vốn) của danh mục đầu tư của mình với thị trường nói chung để đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của mình. Để làm được điều này nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số chứng khoán toàn thị trường (ở Việt Nam là VN-index và HNX-indexx) để đại diện cho chỉ số cố phiếu toàn thị trường

Thứ tư: Dự báo sự biến động của thị trường trong tương lai

Các chỉ số chứng khoán cũng có thể được sử dụng để dự báo khuynh hướng của thị trường tương lai. Bằng việc phân tích thống kê, hồi quy, tương quan…nhà đầu tư có thể căn cứ vào số liệu trong quá khư của các chỉ số chứng khoán để dự đoánh sự biến động trong tương lai của thị trường. Các chỉ số chứng khoán thị trường có thể sử dụng để dự đoán sự biến động chung của toàn thị trường, trong khi đó các chỉ số chứng khoán các nhóm ngành lại có thể cung cấp những thông tin dự đoán sự chuyển dịch luồng vốn đầu tư giữa các nhóm ngành trên thị trường….

Thứ năm: Tính toán rủi ro hệ thống của tài sản

Phân tích chỉ số chứng khoán của một chứng khoán hay một danh mục chứng khoán nào đó, có thể ước lượng được rủi ro của chứng khoán hay danh mục chứng khoán đó. Thông thường, nhà đầu tư cho rằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể giảm thiểu được rủi ro phi hệ thống, lúc này có thể coi như chỉ còn rủi ro hệ thống tác động đến toàn bộ danh mục. Khi đó bằng việc tính toán phương sai của chỉ số chứng khoán của danh mục (phương sai là một công cụ đo lường đô phân tán các giá trị của dãy số xoay quanh giá trị kỳ vọng của dãy số, cụ thể trong trường hợp này là sự phân tán của giá trị của chỉ số chứng khoán xoay quanh kỳ vọng của chỉ số chứng khoán), nhà đầu tư có thể ước lượng được độ dao động của chỉ số chứng khoán hay nói cách khác là ước lượng được rủi ro của toàn danh mục ( rủi ro hệ thống gây ra)

Như vậy bài viết chỉ số chứng khoán là gì ? sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó, chúc các bạn thành công 

Bạn chưa biết gì về kế toán thì lựa chọn một khóa học kế toán thực hành online 1 kèm 1 trên chứng từ thực tế sẽ giúp bạn tự tin vững nghề và có thể tự tin tham gia các lĩnh vực đầu tư tài chính

Ngoài bài viết chỉ số chứng khoán là gì các bạn có thể tham khảo thêm: Nhân tố cấu thành nên các chỉ số chứng khoán

dịch vụ báo cáo tài chính