Đặc điểm của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu Là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa, là một trong 3 yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất.
Đặc điểm của nguyên vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất nhất định và tiêu hao toàn bộ, chuyển dịch 1 lần toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm, thay đổi hình thái ban đẩu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
Nguyên vật liệu: Là các đối tượng lao động, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để tạo nên thực thể của sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ
Đặc điểm của nguyên vật liệu
- Tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Hình thái vật chất bị biến đổi hoặc tiêu hao hoàn toàn.
- Giá trị vật liệu đã dùng được chuyển một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ sử dụng
Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
- Xây dựng hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho nguyên vật liệu.
- Xây dựng mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho nguyên vật liệu.
= Bố trí hệ thống kho tàng bến bãi, bố trí nhân viên quản lý chặt chẽ quản lý nguyên vật liệu.
Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu
Ngoài đặc điểm của nguyên vật liệu thì các bạn cần tìm hiểu thêm về nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
- Ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác trung thực số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập và xuất kho, chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào đối tượng tập hợp chi phí.
- Tính toán phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, kém phẩm chất.
Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1. Phân loại nguyên vật liệu
Dựa vào đặc điểm của nguyên vật liệu thì có thể phân loại nguyên vật liệu dựa trên các cách sau
Có nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu, theo vai trò tác dụng thì nguyên vật liệu chia thành những loại chính sau:
- Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): sau quá trình chế biến sẽ cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm. Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu sẽ được chuyển vào sản phẩm.
- Vật liệu phụ (VLP): sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Các loại vật liệu này không cấu thành nên hình thái vật chất sản phẩm.
- Nhiên liệu: dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá…
- Phụ tùng thay thế: Vật tư dùng để thay thế, sửa chữa.
- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: Vật tư dùng cho công việc xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác là vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp và bao gồm cả phế liệu thu hồi.
Tính giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu
Ngoài đặc điểm của nguyên vật liệu thì bạn cần hiểu tính giá nhập nguyên vật liệu phải tuân thủ theo nguyên tắc của chuẩn mực 02 Hàng tồn kho
Giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài = Giá hóa đơn + Chi phí thu mua + Thuế không được khấu trừ - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua.
Giá thực tế của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh
Giá thực tế của vật liệu tự chế
Giá thực tế của vật liệu được cấp
Giá thực tế của vật liệu biếu tặng, viện trợ
Giá thực tế của phế liệu thu hồi
Xem thêm: Cách tính giá nhập kho nguyên vật liệu
Tính giá xuất nguyên vật liệu
Nhập trước - Xuất trước.
Giá thực tế đích danh.
Giá đơn vị bình quân
Giá hạch toán (Cũng có thể coi đây là kỹ thuật tính toán).
Áp dụng phương pháp tính giá xuất: nhất quán
Xem thêm: Các phương pháp tính giá xuất kho
Trên là bài viết đặc điểm của nguyên vật liệu, bạn mới bắt đầu tự học kế toán online tại nhà thì bạn cần nắm rõ về các kiến thức này, vậy tài khoản kế toán nguyên vật liệu là tài khoản nào các bạn tham khảo tại bài: Nguyên vật liệu là tài khoản nào