Cách hạch toán giảm tài sản cố định theo thông tư 200


Hạch toán giảm tài sản cố định theo thông tư 200 dành cho các tài sản cố định hữu hình trong các trường hợp doanh nghiệp nhượng bán, thanh lý, mất mát, góp vốn vào các công ty khác. Doanh nghiệp cần lưu ý trong mọi trường hợp khi hạch toán giảm tài sản cố định thì kế toán bắt buộc phải làm các thủ tục chứng từ liên quan nếu có khi xác định được mục đích giảm TSCĐ, trong bài viết này Ketoantaichinh.net tổng hợp các trường hợp giảm TSCĐ trong kỳ kế toán hiện hành bao gồm thanh lý, nhượng bán hoặc góp vốn là những trường hợp thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp hiện nay

I/ Cách hạch toán giảm tài sản cố định theo thông tư 200

1/ Hạch toán giảm tài sản cố định do thanh lý

Đơn vị có thể tiến hành thanh lý tài sản cố định hữu hình khi tài sản cố định đó đã hư hỏng không sử dụng được nữa hoặc có thể sửa chữa nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế, hoặc khi tài sản cố định đó đã lạc hậu về mặt kỹ thuật mà không thể nhượng bán được. Khi thanh lý tài sản cố định, đơn vị cần lập các chứng từ liên quan đến thanh lý và theo các bước công việc đã khái quát ở sơ đồ 4.2 ở trên. Kế toán viên thực hiện ghi chép các bút toán sau:

BT1: Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK 2141 – Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định bị thanh lý

Nợ TK 811 – Giá trị còn lại chưa thu hồi được

   Có TK 211 – Nguyên giá của tài sản cố định

BT2: Phản ánh các khoản thu hồi từ thanh lý

Nợ TK liên quan 111,112,131,152,…

   Có TK 711 – Thu nhập về thanh lý (giá không có thuế)

  Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp

BT3: Phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý

Nợ TK 811 – Chi phí thanh lý tính vào chi phí bất thường (ví dụ như phí bỏ ra trong quá trình thanh lý TSCĐ)

Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ

  Có TK 111,112,152,334…

Mô tả nghiệp vụ hạch toán giảm tài sản cố định do thanh lý thông qua sơ đồ chữ T 

hạch toán giảm tài sản cố định theo thông tư 200

Ví dụ về trường hợp hạch toán giảm tài sản cố định do thanh lý như sau:

Ngày 1/6/2021 công ty Hoàng Luật thanh lý một thiết bị sản xuất trị giá 200,000,000 VNĐ được đưa vào sử dụng từ 01/11/2016, giá trị hao mòn đã trích đến 30/5/2021 là 160.000.000 VNĐ. Các chi phí bỏ ra trong quá trình thanh lý đã trả bằng tiền mặt bao gồm cả thuế là 5.500.000 VNĐ. Các khoản thu được từ thanh lý bằng chuyển khoản cả thuế GTGT 10% là 11.000.000 VNĐ. Thời gian sử dụng dự kiến là 6 năm

Kế toán hạch toán giảm tài sản cố định (thiết bị sản xuất trên) do thanh lý như sau:

BT1: Xóa sổ TSCĐ

Nợ TK 2141: 160.000.000

Nợ TK 811: 40.000.000

  Có TK 211: 200.000.000

BT2: Phản ánh các khoản thu hồi từ thanh lý

Nợ TK 112: 11.000.000

   Có TK 711: 10.000.000  

   Có TK 33311: 1.000.000

BT3: Phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý

Nợ TK 811: 5.000.000

Nợ TK 1331:  500.000

   Có TK 111: 5.500.000

2/ Hạch toán giảm tài sản cố định do nhượng bán

Đơn vị có thể nhượng bán TSCĐ trong trường hợp tài sản cố định không còn dùng được hoặc dùng không có hiệu quả hoặc bán để tái đầu tư hoặc để kiếm lời. Do hoạt động đầu tư tài sản cố định có mục đích chính là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, việc nhượng bán TSCĐ được xếp vào nhóm các hoạt động khác. Mọi chi phí liên quan được tính vào chi phí hoạt động khác, khoản thu từ nhượng bán được tính vào thu nhập hoạt động khác

Định khoản hạch toán giảm tài sản cố định do nhượng bán như sau

BT1: Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK 2141: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ nhượng bán

Nợ TK 811: Giá trị còn lại tính vào chi phí khác

Nợ TK 3533 – Giá trị còn lại trong trường hợp tài sản cố định dùng cho phúc lợi

BT2: Phản ánh thu nhập về nhượng bán

Nợ TK 111,112,131,…

   Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra

   Có TK 711 – Thu nhập về nhượng bán (giá không có thuế GTGT_

BT3: Phản ánh các chi phí nhượng bán phát sinh

Nợ TK 811 – Giá chưa có thuế

Nợ TK 1331 -Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

   Có TK 111,112,152,334,…

3/ Hạch toán giảm tài sản cố định do góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định đem đi góp vốn liên doanh được coi như không thuộc quyền sở hữu của đon vị nữa, Vậy nên trong trường hợp này Tài sản cố định được coi như đã khấu hao hết 1 lần

Nợ TK 221, 222 – Giá trị vốn góp được ghi nhận

Nợ TK 2141 – Hao mòn lũy kế

Nợ TK 811 – Chênh lệch GTCL > Giá trị vốn góp

   Có TK 711 – Chênh lệch GTCL < Giá trị vốn góp

   Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ góp vốn

Nguyên tắc kế toán: Tài sản cố định mang đi góp vốn phải được đánh giá lại để xác định giá trị vốn góp, phần chênh lệch của giá trị vốn góp và giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào thu nhập khác 811 (chênh lệch GTCL tăng) hoặc chi phí khác 711 (chênh lệch GTCL giảm)

Lấy một ví dụ về hạch toán giảm tài sản cố định do góp vốn vào công ty liên doanh

VD2: Tháng 7/2021 công ty Hoàng luật tiến hành góp vốn với công ty Hợp Tác thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát một thiết bị sản xuất có nguyên giá 1.500.000.000 VNĐ, hao mòn lũy kế đến thời điểm góp vốn là 500.000.000 VNĐ. Giá trị góp vốn được hai bên ghi nhận là 900.000.000 VNĐ, Căn cứ và hợp đồng liên doanh và các chứng từ liên quan tới tài sản cố định đem góp vốn, kế toán ghi:

Nợ TK 222:  900.000.000

Nợ TK 2141:  500.000.000

Nợ TK 811: 100.000.000

   Có TK 211: 1.500.000.000

Ngoài ra còn có các nghiệp vụ khác liên quan đến giảm TSCĐ các bạn có thể xem thêm các nghiệp vụ hạch toán giảm tài sản cố định tại: Tài khoản 211 theo thông tư 200

II/ Lưu ý chứng từ cần có khi hạch toán giảm TSCĐ

Căn cứ theo khoản 3.2.2 tại điều 35 của thông tư 200/2014/TT-BTC thì cần lưu ý các chứng từ khi hạch toán giảm TSCĐ như sau:

“3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.”

Hạch toán giảm tài sản cố định cần lưu ý các chứng từ sau:

+ Đối với nhượng bán tài sản cố định cần: Quyết định bán, hợp đồng, Hóa đơn bán TSCĐ

+ Đối với thanh lý tài sản cố định cần: Quyết định thanh lý, biên bản thanh lý tài sản cố định, các chứng từ liên quan,..

+ Đối với trường hợp góp vốn TSCĐ, liên doanh liên kết: Cần hợp đồng góp vốn, hợp đồng liên doanh liên kết, biên bản định giá lại TSCĐ, các chứng từ liên quan,..

Một số mẫu bạn cần tải về liên quan tới việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định:

Quyết định thanh lý tài sản cố định

⇒ Biên bản thanh lý tài sản cố định

⇒ Biên bản đánh giá lại TSCĐ

dịch vụ báo cáo tài chính