Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình theo thông tư 200


Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình sẽ phải dùng những tài khoản nào ? xác định nguyên giá TSCĐ như thế nào ? xử lý các trường hợp cụ thể trong doanh nghiệp thực tế như thế nào sẽ được hướng dẫn chi tiết trong bài viết này

Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình căn cứ vào chứng từ nào

♦ Hóa đơn GTGT

♦ Biên bản giao nhận TSCĐ

♦ Hợp đồng kinh tế

♦ Bản sao các tài liệu kỹ thuật

♦ Các chứng từ liên quan tới vận chuyển bốc dỡ…

hạch toán tăng tài sản cố định

Khi tăng tài sản cố định hữu hình thì kế toán cần xác định nguyên giá tài sản cố định gồm những gì: Cách xác định nguyên giá tài sản cố định

Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình sử dụng những tài khoản nào

Khi hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình bạn cần xác định nguyên giá của tài sản cố định trước khi đưa vào hoạt động. Để theo dõi và phản ánh sự biến động TSCĐ thì kế toán cần sử dụng các tài khoản sau:

- Tài khoản 211 “TSCĐ hữu hình”: Dùng để phản ánh giá trị hiện có, biến động tăng, giảm của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của đơn vị thưo nguyên giá

Tài sản này có kết cấu:

Bên nợ

Bên có

Tài sản cố định hữu hình tăng theo nguyên giá (do mua sắm,…)

Tài sản cố định hữu hình giảm theo nguyên giá (do thanh lý, nhượng bán,…)

Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có

 

Chi tiết về tài sản cố định hữu hình: Tài khoản 211 theo thông tư 200

- Tài khoản 214 “ Hao mòn TSCĐ” dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ của đơn vị

Kết cấu của tài khoản này

Bên nợ

Bên có

Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ

Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn tài sản

 

Dư Có: Giá trị hao mòn  của TSCĐ hiện có tại đơn vị

Chi tiết về tài khoản hao mòn tài sản cố định: Tài khoản 214 theo thông tư 200

Các nghiệp vụ hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình 211:

1/ Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình do mua sắm bằng vốn chủ sở hữu và đưa vào sử dụng ngay

*) Phản ánh nguyên giá TSCĐ tăng thêm:

Nợ TK 211: Nguyên giá của TSCĐ (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

  Có TK 331: Số tiền còn nợ người bán

  Có TK 111,112: Số tiền đã thanh toán cho người bán

-Trường hợp mua sắm tài sản cố định hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình (chi tiết TSCĐ được mua, chi tiết phụ tùng thay thế đủ tiêu chuẩn của TSCĐ)

Nợ TK 153:  Công cụ dụng cụ (thiết bị, phụ tùng thay thế)

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ

  Có TK 111,112,..

  Có TK 331 - Phải trả cho người bán

- Trường hợp nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá tài sản cố định bao gồm cả thuế GTGT

*) Trường hợp mua tài sản cố định thanh toán trước hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán chiết khấu vào doanh thu tài chính

Nợ TK 111,112 - Chiết khấu đã nhận bằng tiền

Nợ TK 331 - Chiết khấu thanh toán trừ vào số phải trả

Nợ TK 1388 - Chiết khấu đã được thng báo chấp nh

     Có TK 515: Tính vào doanh thu tài chính

Ví dụ: Ngày 10/01/2021 công ty kế toán tài chính mua 1 xe ô tô trị giá bao gồm cả thế GTGT 10% là 770,000,000 VNĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản, khoản lệ phí trước bạ 10% giá trị xe và tiền đăng ký xe là 18.000.000 VNĐ đã nộp bằng tiền mặt

Nguyên giá của xe ô tô = 770.000.000 /(1+10%) + 700.000.000 x 10% + 18.000.000 = 788.000.000 VNĐ

Chứng từ thanh toán: Hóa đơn, Chứng từ ngân hàng, Phiếu chi tiền mặt, Biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng mua bán, chứng từ liên quan tới xe ô tô,…

Dựa trên hóa đơn mua TSCĐ, chứng từ nộp thuế và phí đăng ký xe định khoản hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình như sau:

Nợ TK  2113: 788.000.000 VNĐ

Nợ TK 1332:    70.000.000 VNĐ

   Có TK 112: 770.000.000 VNĐ

  Có TK 111: 88.000.000 VNĐ

2. Hạch toán tăng tài sản cố định bằng nguồn vốn vay dài hạn, đưa vào sử dụng ngay

Khi mua tài sản cố định hữu hình bằng nguồn vốn vay dài, kế toán ghi bút toán hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình như sau:

Tăng nguyên giá của TSCĐ ghi bút toán

Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ ( giá hóa đơn chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 1332 – Thu GTGT đầu vào được khấu trừ

  Có TK 341 – Đã trả bằng tiền vay dài hạn (tổng giá thanh toán)

Ví dụ: Trong tháng 2/2021 Công ty Hải Nguyên có mua một thiết bị sản xuất bằng vốn vay dài hạn từ ngân hàng trị giá chưa thuế GTGT 900.000.000 VNĐ căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi

Nợ TK 211: 900.000.000 VNĐ

Nợ TK 1332: 90.000.000 VNĐ

   Có TK 341: 990.000.000 VNĐ

3. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình thông qua lắp đặt, chạy thử

Đối với trường hợp mua sắm tài sản cố định hữu hình phải qua lắp đặt trong thời gian dài và chi phí lắp đặt, chạy thử khá lơn, kế toán phải tiến hành tập hợp các chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi việc lắp đặt hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng kế toán mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

- Tập hợp các chi phí mua sắm, lắp đặt phát sinh trước khi sử dụng

Nợ TK 2411 – Chi phí thực tế phát sinh (giá chưa thuế)

Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ

   Có TK 111,112,331,341,152,…

- Khi hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí đã tập hợp, ghi tăng nguyên giá TSCĐ:

Nợ TK 211: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ

   Có TK 2411 - Kết chuyển chi phí mua sắm, lắp đặt

Ví dụ: Trong tháng 2/2021 công ty Hải Nguyên tiến hành mua một dây chuyền sản xuất mới với giá mua chưa có thuế GTGT là 3.000.000.000 chưa thanh toán cho người bán, Các chi phí lắp đặt chạy thử dây chuyền mới bao gồm: Vật liệu xuất dùng 6.000.000 VNĐ, chi phí thuê nhân công lắp đặt trả bằng TGNH là 8.000.000 VNĐ, các chi phí khác bằng tiền mặt là 4.000.000 VNĐ, Đến tháng 3/2021 hoàn thành việc lắp đặt và tiến hành bàn giao dây chuyền sản xuất cho phân xưởng

Trong tháng 2/2021 kế toán tiến hành định khoản như sau:

+ Căn cư vào hóa đơn, hợp đồng và các chứng từ liên quan đến việc mua dây chuyền sản xuất ghi

Nợ TK 2411: 3.000.000.000 VNĐ

Nợ TK 1332:   300.000.000 VNĐ

  Có TK 331:  3.300.000.000 VNĐ

+ Căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư, giấy báo nợ của ngân hàngvà phiếu chi kế toán tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình lắp đặt chạy thử

Nợ TK 2411:  18.000.000 VNĐ

  Có TK 152: 6.000.000 VNĐ

  Có TK 112: 8.000.000 VNĐ

  Có TK 111: 4.000.000 VNĐ

Trong tháng 3/2021 khi hoàn thành việc lắp đặt và tiến hành bàn giao dây chuyền sản xuất cho phân xưởng, kế toán căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố định và các chứng từ liên quan

Nợ TK 211: 3.018.000.000 VNĐ

   Có TK 2411: 3.018.000.000 VNĐ

4. Hạch toán tăng tài sản cố định do XDCB bàn giao

- Tập hợp các chi phí XDCB thực tế phát sinh:

Nợ TK 2412: Chi phí thực tế phát sinh

Nợ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

  Có TK 111,112,331,341,152,…

- Khi công trình hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ

  Có TK 2412: Kết chuyển giá trị công trình

 + Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 152, 153 ( nếu là vật liệu, CCDC nhập kho)

  Có TK 241 : Xây dựng cơ bản ở dang

- Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp (Doanh nghiệp chủ đầu tư có BQLDA tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB): Khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư ghi:

Nợ TK 111,112,152,153,211,213

   Có TK 136: Phải thu  nội bọ

  Có TK 331,333,…(nhận nợ phải trả nếu có)

Ví dụ: Trong tháng 4/2021 công ty Hải Nguyên tiến hành đầu tư xây dựng một nhà xưởng với các chi phí phát sinh đã tập hợp bao gồm: Giá trị vật liệu xuất dùng là 50.000.000 VNĐ, chi phí thuê nhân công xây dựng đã trả bằng tiền mặt là 20.000.000 VNĐ, chi phí thuê máy thi công chưa trả đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là 16.500.000 VNĐ. Đến tháng 12/2021 đơn vị hoàn thành quá trình xây dựng và bàn giao đưa nhà xưởng vào sử dụng, Kế Toán định khoản

+ Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tập hợp các chi phí XDCB thực tế phát sinh trong quá trình xây dựng từ tháng4/2021 đến khi hoàn thành bàn giao:

Nợ TK 2412:  85.000.000 VNĐ

Nợ TK 1332: 1.500.000 VNĐ

   Có TK 111:   20.000.000 VNĐ

  Có TK 152:    50.000.000 VNĐ

  Có TK 331:   16.500.000 VNĐ

+ Đến tháng 12/2021 khi công trình hoàn thành, bàn giao đứa vào sử dung, kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu và biên bản bàn giao TSCĐ ghi hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình như sau:

Nợ TK 211: 85.000.000 VNĐ

  Có TK 2412:  85.000.000 VNĐ

5. Hạch toán tăng tài sản cố định do nhận góp vốn

Khi nhận góp vốn từ các nhà đầu tư bằng tài sản cố định thì kế toán sẽ ghi nhận theo giá trị thỏa thuận giữa hai bên và phản ánh các chi phí mới để tiếp nhận vốn góp

Nợ TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định

  Có TK 411 – Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh

6. Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình do nhận biếu tặng, viện trợ

Nợ TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định

   Có TK 711 – Tính vào thu nhập khác

7. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến tài sản cố định hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ

  Có các TK 112, 152, 331, 334,…

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:

+ Nếu thỏa mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình

  Nợ tK 211 – TSCĐ hữu hình

   Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

+ Nếu không thỏa mãn các điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình

 Nợ các TK 623, 627, 641,642 (nếu giá trị nhỏ)

 Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)

   Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Để hạch toán tăng tài sản cố định thì ngoài hóa đơn GTGT kế toán phải căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố đinh và quy trình luân chuyển chứng từ khi tăng TSCĐ, khung trích khấu hao TSCĐ để biết cách phân bổ trích khấu hao tại:

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 200

⇒ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tài sản cố định

⇒ Khung trích khấu hao tài sản cố đinh

 

dịch vụ báo cáo tài chính