Kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200


Chi phí phải trả (còn được gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không bị tăng đột biến khi những khoản chi phí này phát sinh do vậy phải thực hiện phương pháp kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200

Quy định chung kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200

Các khoản thuộc chi phí phải trả trong doanh nghiệp

Theo quy định hiện tại, thuộc chi phí phải trả trong doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trong kế hoạch của những tài sản cố định đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ.

- Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch.

- Lãi tiền vay chưa đến hạn trả (lãi trả sau), kể cả lãi vay bằng phát hành trái phiếu.

- Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ, công cụ… chưa trả.

- Trích trước tiền lương phép theo kế hoạch của công nhân sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất thời vụ (nếu xét thấy cần thiết).

- Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp.

Nhìn chung những khoản chi phí phải trả nếu chỉ liên quan đến một kỳ kế toán thì không cần trích trước; ngược lại, những khoản chi phí phải trả liên quan đến từ hai kỳ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước. Vì thế, kế toán doanh nghiệp phải lập dự toán chi phí và dự toán trích trước một cách chặt chẽ đối với từng khoản, nếu thấy cần thiết mới tiến hành trích trước, tuyệt đối không lạm dụng các khoản này để tăng chi phí kinh doanh một cách giả tạo.

Về nguyên tắc, cuối năm tài chính, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí phải trả thực tế phát sinh, nếu số đã trích trước theo kế hoạch lớn hơn số chi phí phải trả thực tế thì phần chênh lệch sẽ được ghi giảm chi phí tương ứng; ngược lại, nếu số trích trước theo kế hoạch nhỏ hơn chi phí phải trả thực tế, phần chênh lệch sẽ được ghi bổ sung tăng chi phí tương ứng. Những khoản chi phí phải trả trích trước chưa sử dụng, cuối năm phải được giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Tài khoản kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200

Để theo dõi, phản ánh chi phí phải trả, kế toán sử dụng tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. Kết cấu của tài khoản kế toán chi phí phải trả như sau

kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200

Các nghiệp vụ kế toán chi phí phải trả chủ yếu trong doanh nghiệp

Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu
(1) Định kỳ, căn cứ vào dự toán chi phí, kế toán tiến hành trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch, tính vào chi phí của các đối tượng liên quan và ghi sổ:
Nợ TK liên quan (622, 623, 627, 641, 642, 241…): Ghi tăng chi phí của các đối tượng sử dụng tương ứng
Có TK 335: Trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch.
(2) Phản ánh các khoản chi phí phải trả thực tế phát sinh trong kỳ (nếu có):
Nợ TK 335: Chi phí phải trả thực tế phát sinh
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331: Các khoản phải trả với bên ngoài
Có TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định theo kế hoạch
Có TK 334: Tiền lương phép thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.
Có TK 111, 112, 152…
(3) Cuối niên độ kế toán, nếu chi phí phải trả thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả đã ghi nhận (đã trích trước) thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí bằng bút toán:
Nợ TK liên quan (622, 623, 627, 641, 642…): Ghi tăng chi phí tương ứng Có TK 335: Kết chuyển khoản chênh lệch vào chi phí.
(4) Cuối niên độ kế toán, nếu chi phí phải trả ghi nhận trước (trích trước theo kế hoạch) lớn hơn số thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí liên quan bằng bút toán:
Nợ TK 335: Ghi giảm chi phí phải trả trong kỳ
Có TK liên quan (622, 623, 627, 641, 642…): Ghi giảm chi phí tương ứng. Khoản chênh lệch ghi giảm chi phí này có thể thực hiện bằng bút toán ghi âm (đặt trong ngoặc đơn số chênh lệch) với bút toán ngược lại với bút toán kia.
Kế toán tổng hợp các khoản chi phí phải trả được thể hiện ở sơ đồ sau:

kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200

Trên là bài viết kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200 dành cho các doanh nghiệp sản xuất, nếu bạn chưa có kinh nghiệm về học kế toán sản xuất thì có thể tham khảo ngay khóa học kế toán thực hành online do đội ngũ kế toán trưởng chuyên làm về dịch vụ làm báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo thực hành thực tế

Ngoài kế toán chi phí phải trả bạn cần xem thêm: Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

dịch vụ báo cáo tài chính