Kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200
Chi phí trả trước là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau.
Tài khoản kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200
Tài khoản 242 - Chi phí trả trước
Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí SXKD trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Chi phí trả trước gồm:
Giá trị công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần;
Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh trả trước;
Chi trả trước lãi vay;
Dịch vụ mua ngoài trả trước;
Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch;
Chi phí mua bảo hiểm, lệ phí giao thông, bến bãi…
Các khoản được ghi nhận vào chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn
- Theo chế độ hiện hành, các khoản chi phí sau đây khi phát sinh với quy mô lớn nếu chỉ liên quan đến một năm tài chính hay một chu kỳ kinh doanh sẽ được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn:
+ Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng với giá trị lớn.
+ Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch.
+ Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh… và tiền thuê khác trả trước.
+ Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng.
+ Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông bến bãi...
+ Lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp.
+ Dịch vụ mua ngoài trả trước khác…
- Các khoản chi phí sau đây phát sinh với quy mô lớn và có liên quan đến từ 2 năm tài chính hay ngoài một chu kỳ kinh doanh trở lên sẽ được ghi nhận vào chi phí trả trước dài hạn:
+ Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng với giá trị lớn.
+ Giá trị sửa chữa tài sản cố định ngoài kế hoạch.
+ Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh, cơ sở hạ tầng… trả trước.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, đào tạo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động (chi phí này theo quy định được phân bổ tối đa không quá 3 năm).
+ Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng.
+ Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông, bến bãi…
+ Lãi tiền vay trả trước.
+ Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế… (giá trị chưa tính vào tài sản cố định vô hình), v.v…
+ Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định vô hình.
+ Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.
+ Chi phí phát hành trái phiếu.
+ Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh hoặc tổ chức lại doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp).
+ Chi phí phát sinh liên quan đến bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư.
+ Số lỗ về bán và thuê lại tài sản là tài sản thuê hoạt động hay tài sản thuê tài chính.
+ Số lãi trả chậm, trả góp khi mua tài sản.
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Chi phí liên quan đến lợi thế kinh doanh khi hợp nhất kinh doanh (không tạo nên quan hệ công ty mẹ – con) và khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
+ Dịch vụ mua ngoài trả trước (quyền sử dụng đất, thuê văn phòng, cửa hàng, địa điểm kinh doanh,…).
Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200
- Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.
- Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch).
Lưu ý: việc phân bổ chi phí trả trước không được vượt quá 3 năm
Chứng từ kế toán sử dụng khi hạch toán kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200: Bảng phân bổ chi phí trả trước
Các nghiệp vụ chủ yếu kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200
(1) Chi phí thực tế phát sinh - phần tính vào chi phí trả trước
Nợ TK 242
Có TK 111,112,331,334
(2) Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng tính vào chi phí trả trước
Nợ TK 242
Có T 153
(3) Phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí tài chính (sản xuất kinh doanh)
Nợ TK 627, 641, 642, 241
Có TK 242
(4) Phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí tài chính (lãi vay)
Nợ TK 635
Có TK 242
Xem thêm các nghiệp vụ kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200 khác tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 242
Trình bày chi phí trả trước 242 trên bảng cân đối kế toán
Khi làm báo cáo tài chính thì kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200 sẽ được xử lý thông qua 2 khoản là chi phí trả trước ngắn hạn hoặc chi phí trả trước dài hạn
Các bạn cùng xem cách trình bày trên bảng cân đối kế toán
Trên là bài viết hướng dẫn kế toán chi phí trả trước theo thông tư 200, nếu bạn chưa biết gì về kế toán thì có thể tìm hiểu khóa học kế toán online 1 kèm 1 dạy thực hành trên chứng từ thực tế do kế toán trưởng chuyên làm dịch vụ kế toán thuế trực tiếp giảng dạy trên excel, misa
Xem tiếp bài: Kế toán chi phí phải trả theo thông tư 200