Kế toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200


Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ dụng cụ, vậy phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200 trong trường hợp tăng giảm CCDC quy định như thế nào ?

Kế toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200 sử dụng tài khoản nào

kế toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá thực tế của công cụ dụng cụ

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thực tế của công cụ dụng cụ

Dư Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của CCDC tồn kho

Tài khoản 153 được chi tiết thành 4 tiểu khoản:

+ 1531: Công cụ dụng cụ

+ 1532: Bao bì luân chuyển

+ 1533: Đồ dùng cho thuê

+ 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế

Kế toán tăng công cụ dụng cụ theo thông tư 200

- Khi mua công cụ dụng cụ nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá trị của công cụ dụng cụ được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi:

Nợ TK 153: Giá chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 141, 331, 3411: Tổng giá thanh toán

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị công cụ dụng cụ mua vào bao gồm thuế GTGT:

Nợ TK 153: Giá có thuế GTGT

Có TK 111, 112, 141, 331, 3411: Tổng giá thanh toán

-Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua CCDC (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của CCDC để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số CCDC còn tồn kho hoặc số đã xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 111, 112, 331: Giá có thuế GTGT

Có TK 153: Nếu CCDC còn tồn kho

Có TK 154: Nếu CCDC đã xuất dùng cho bộ phận sản xuất

Có TK 641, 642: Nếu CCDC đã xuất dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp

Có TK 242: Nếu CCDC sử dụng được phân bổ dần

Có TK 632: Nếu sản phẩm do CCDC đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ

Có TK 133: Giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Khi nhập khẩu CCDC, ghi:

Nợ TK 153

 Có TK 331: Giá nhập khẩu

 Có TK 3331: Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ

 Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt

 Có TK 3333: Thuế nhập khẩu

 Có TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường

Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133

  Có TK 3331 (33312)

Kế toán giảm công cụ dụng cụ theo thông tư 200

a) Giảm do xuất dụng công cụ dụng cụ cho sản xuất kinh doanh

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, căn cứ vào quy mô, mục đich xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp phân bổ giá trị CCDC vào chi phí như sau:

- Phân bổ 1 lần (100%) công cụ dụng cụ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng nhỏ, số lượng không nhiều và xuất ra với mục đích bổ sung một phần CCDC cho sản xuất hoặc liên quan đến một kỳ kế toán thì toàn bộ giá trị xuất dùng sẽ được tính hết 1 lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ

Nợ TK 6273 - Xuất dùng CCDC cho nhu cầu ở phân xưởng

Nợ TK 6413 - Xuất dùng CCDC phục vụ cho hoạt động bán hàng

Nợ TK 6423 - Xuất dùng CCDC phục vụ cho QLDN

   Có TK 153 - Xuất dùng cho XDCB hoặc sửa chữa TSCĐ

Ví dụ: Ngày 10/5/2021 công ty A xuât dùng một số lượng công cụ cho bộ phận sản xuất thuộc loại phân bổ 1 lần giá trị là 8.000.000. Kế toán căn cứ và phiếu xuất kho CCDC ghi

Nợ TK 627: 8.000.000

  Có TK 153: 8.000.000

- Phương pháp phân bổ 50%

Trong trường hợp tổng giá trị CCDC xuất dùng có giá trị tương đối lớn, nếu áp dụng phương pháp phân bổ 1 lần sẽ làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đột biến tăng lên. Do vậy để đảm bảo sự cân đối giữa thu nhập và chi phí, kế toán có thể áp dụng theo phương pháp phân bổ 50%

+ Khi xuất dùng

BT1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng

Nợ TK 242: Toàn bộ giá trị xuất dùng

   Có TK 153

BT2: Phân bổ 50% giá trị CCDC xuất dùng ngay khi xuất kho

Nợ TK 627, 642, 642,… Tính vào chi phí của bộ phận sử dụng

   Có TK 242: Phân bổ 50% giá trị xuất dùng

+ Khi bộ phận sử dụng CCDc báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng:

Nợ TK 138, 334, 111, 152 - Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường

Nợ TK 627, 641, 642 – Phân bổ toàn bộ giá trị còn lại trừ thu hồi

   Có TK 242: 50% giá trị xuất dùng ban đầu

Ví dụ : Ngày 10/2/2021 công ty xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần trị giá 15.000.000 VNĐ cho bộ phân bán hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan kế toán ghi:

BT1: Nợ TK 242: 15.000.000

         Có TK 153: 15.000.000

BT2: Nợ TK 641: 15.000.000 x 50% = 7.500.000

        Có TK 242: 7.500.000

Đến ngày 15/3/2021 bộ phận bán hàng báo hỏng số cung cụ dụng cụ đã xuất dùng nới trên và thu hồi nhập kho phế liệu trị giá 1.000.000 VNđ. Căn cứ vào chứng từ liên quan như phiếu nhập kho phế liệu, biên bản xử lý CCDC hỏng kế toán ghi:

Nợ TK 641: 6.500.000

Nợ TK 152: 1.000.000

   Có TK 242: 7.500.000

- Phương pháp phân bổ nhiều lần

Được sử dụng trong trường hợp CCDC được xuất dùng có quy mô lớn, giá trị cao với mục đích thay thế, trang bị mới hàng loạt, phục vụ cho nhiều kỳ kinh doanh, Toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng sẽ được phân bổ dần vào chi phí, kế toán ghi như sau:

+ Khi xuất dùng:

BT1: Nợ TK 142 – Toàn bộ giá trị xuất dùng

          Có TK 153

Bt2: Nợ TK 627, 641, 642,..: Phân bổ cho đối tượng sử dụng

         Có Tk 242: Giá trị phân bổ mỗi lần

+ Khi bộ phận sử dụng CCDC báo hỏng, mất hoặc hết hạn sử dụng

Nợ TK 138, 334, 11,152 - Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường

Nợ TK 627,641,642 – Phân bổ toàn bộ giá trị còn lại (trừ thu hồi)

   Có TK 242: Giá trị xuất dùng cho lần cuối

b) Xuất dồ dùng cho thuê

- Khi xuất kho đồ dùng cho thuê, ghi

Nợ TK 242: chi phí trả trước

   Có TK 1533: Đồ dùng cho thuê

- Khi phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh cho từng kỳ kế toán ghi

Nợ TK 641, 642

   Có TK 242: chi phí trả trước

- Ghi nhận doanh thu về cho thuê công cụ dụng cụ, ghi:

Nợ TK 111,112,131

   Có TK 511: Doanh thu cho thuê chưa thuế GTGT(5113)

   Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311)

- Ghi nhận lại CCDC cho thuê ghi

Nợ TK 1533 - Đồ dùng cho thuê

  Có TK 242 – Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí

c) Khi kiểm kê phát hiện CCDC thừa, thiếu, mất, hư hỏng kế toán xử lý tương tự như đối với NVL

d) Đối với công cụ dụng cụ không cần dùng

- Khi thanh lý, nhượng bán công cụ dụng cụ kế toán phản ánh giá vốn ghi

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

  Có TK 153 – Công cụ dụng cụ

- Kế toán phản ánh doanh thu bán công cụ dụng cụ ghi:

Nợ TK 111,112,131

   Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)

   Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Xem thêm các nghiệp vụ kế toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200 tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 153

Kế toán công cụ dụng cụ nằm ở đâu trong bảng cân đối kế toán

Công cụ dụng cụ nằm trong "Hàng tồn kho" thuộc nhóm Tài sản trên bảng cân đối kế toán khi làm báo cáo tài chính là tổng Nợ 153 trên bảng cân đối phát sinh

Xem thêm: Cách lập bảng cân đối kế toán

dịch vụ báo cáo tài chính