Kế toán tài sản cố định theo thông tư 200
Kế toán tài sản cố định theo thông tư 200 là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của các doanh nghiệp, đặc biệt khi thực hiện theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC. Thông tư này đã tạo ra một khung pháp lý và quy định cụ thể về việc ghi nhận, phân loại, đánh giá, và quản lý tài sản cố định.

Kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200 đòi hỏi sự cẩn trọng, kiên nhẫn và hiểu biết về các quy trình liên quan. Áp dụng hiệu quả Thông tư này giúp doanh nghiệp duy trì sự minh bạch và tuân thủ quy định kế toán, đồng thời tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng tài sản cố định.
Kế toán tài sản cố định theo thông tư 200 sử dụng tài khoản nào
- TK 211 ”Tài sản cố định hữu hình”+ Nội dung: TK này dùng để phản ánh và theo dõi nguyên giá Tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp.
+ Bên Nợ: phản ánh nguyên giá Tài sản cố định hữu hình tăng trong kỳ (do mua, nhận vốn góp, biếu tặng,…).
+ Bên Có: phản ánh nguyên giá Tài sản cố định hữu hình giảm trong kỳ (do thanh lý, nhượng bán,…).
+ Dư Nợ: phản ánh nguyên giá Tài sản cố định hữu hình hiện có đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Tham khảo thêm: Sơ đồ tài khoản 211 theo thông tư 200
- TK 213 “Tài sản cố định vô hình”
+ Nội dung: TK này dùng để phản ánh và theo dõi nguyên giá Tài sản cố định vô hình tại doanh nghiệp.
+ Bên Nợ: phản ánh nguyên giá Tài sản cố định vô hình tăng trong kỳ (do mua, nhận vốn góp, biếu tặng,…).
+ Bên Có: phản ánh nguyên giá Tài sản cố định vô hình giảm trong kỳ (do thanh lý, nhượng bán,…).
+ Dư Nợ: phản ánh nguyên giá Tài sản cố định vô hình hiện có đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Tham khảo thêm: Sơ đồ tài khoản 213 theo thông tư 200
- TK 214 “Hao mòn TSCĐ”
+ Nội dung: TK này dùng để phản ánh và theo dõi giá trị hao mòn của TSCĐ tại doanh nghiệp.
+ Bên Nợ: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ
+ Bên Có: phản ánh mức khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ
+ Dư Có: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Tham khảo thêm: Sơ đồ chữ T tài khoản 214 theo thông tư 200
-TK 1534 “Thiết bị, phụ tùng thay thế”
Kế toán tình hình tăng tài sản cố định theo thông tư 200
Trường hợp 1: TSCĐ tăng do mua sắm và không qua lắp đặt- Phản ánh giá mua ghi trên hoá đơn
Nợ TK 211: giá chưa thuế sau khi đã trừ đi giá trị phụ tùng Nợ TK 1534: giá trị phụ tùng thay thế ước tính
Nợ TK 133: VAT
Có TK 111, 112: nếu thanh toán ngay bằng tiền
Có TK 331: nếu chưa thanh toán hoặc trừ vào số đã ứng trước Có TK 3411: nếu mua bằng tiền đi vay
- Phản ánh chi phí trước sử dụng Nợ TK 211: giá chưa thuế
Có TK 111, 112, 331, 141, …: tổng giá
Phản ánh thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt Nợ TK 211
Có TK 3332, 3333
- Kết chuyển nguồn hình thành TSCĐ
Nếu mua bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển.
Nợ TK 441, 414
Có TK 411: ghi theo nguyên giá
Nếu mua bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay thì không phải kết chuyển nguồn.
Trường hợp 2: TSCĐ tăng do mua sắm và có qua lắp đặt
- Phản ánh giá mua và chi phí trước sử dụng Nợ TK 2411: (giá mua + chi phi) chưa thuế Nợ TK 133: VAT
Có TK 111, 112, 331: tổng giá
- Khi TSCĐ hoàn thành, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng Nợ TK 211
Có TK 2411
- Thực hiện kết chuyển nguồn tương tự như trên
Trường hợp 3: TSCĐ tăng do nhận vốn góp liên doanh, liên kết
Nợ TK 211
Có TK 411
Trường hợp 4: TSCĐ tăng do nhận lại vốn đã góp trước đây
Nợ TK 211
Có TK 222
Trường hợp 5: TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành
- Khi tiến hành xây dựng, tập hợp chi phí phát sinh Nợ TK 2412
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 152, 214, 331
- Khi tài sản hoàn thành, bàn giao Nợ TK 211
Có TK 2412
- Thực hiện kết chuyển nguồn tương tự như trên
Trường hợp 6: TSCĐ tăng do tự sản xuất
Nợ TK 211
Có TK 154, 155
Trường hợp 7: TSCĐ tăng do nhận biếu tặng, viện trợ
Nợ TK 211
Có TK 711
Trường hợp 8: TSCĐ tăng do trao đổi
- Nếu trao đổi tương đương
Nợ TK 211
Có TK 211
- Nếu trao đổi không tương đương
+ Xoá sổ tài sản mang đi trao đổi
Nợ TK 214: giá trị hao mòn
Nợ TK 811: giá trị còn lại
Có TK 211: nguyên giá
+ Phản ánh giá bán
Nợ TK 131: giá bán có thuế
Có TK 711: giá bán chưa thuế
Có TK 3331: VAT
+ Phản ánh giá trị tài sản nhận về
Nợ TK 211: giá chưa thuế
Nợ TK 133: VAT
Có TK 131: tổng giá
+ Phần chênh lệch sẽ được thanh toán bù trừ trên TK 131
Trường hợp 9: Tài sản cố định tăng do kiểm kê phát hiện thừa
Nợ TK 211
Có TK 3381
Kế toán tình hình giảm tài sản cố định theo thông tư 200
Trường hợp 1: Tài sản cố định giảm do thanh lý, nhượng bán- Xoá sổ tài sản
Nợ TK 214: giá trị hao mòn
Nợ TK 811: giá trị còn lại
Có TK 211: nguyên giá
- Phản ánh thu thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 111, 112. 131: giá bán có thuế
Có TK 711: giá bán chưa thuế
Có TK 3331: VAT
- Phản ánh chi thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 811: chi phí chưa thuế
Nợ TK 133: VAT
Có TK 111, 112, 331: tổng giá
Trường hợp 2: TSCĐ giảm do mang đi góp vốn liên doanh, liên kết
Nợ TK 222: giá thoả thuận
Nợ TK 214: giá trị hao mòn
Nợ TK 811: phần chênh lệch giảm
Có TK 711: phần chênh lệch tăng
Có TK 211: nguyên giá
Trường hợp 3: TSCĐ giảm do trả lại vốn góp cho các bên
Nợ TK 214: giá trị hao mòn
Nợ TK 411: giá trị vốn góp
Có TK 211: nguyên giá
Trường hợp 4: TSCĐ giảm do kiểm kê phát hiện thiếu
Nợ TK 1381: giá trị còn lại
Nợ TK 214: giá trị hao mòn
Có TK 211: nguyên giá
Trường hợp 5: Trích khấu hao TSCĐ
Tùy thuộc TSCĐ dùng cho hoạt động nào thì kế toán tiến hành trích khấu hao vào chi phí của bộ phận đó.
Nợ TK 627: nếu TSCĐ dùng cho sản xuất
Nợ TK 641: nếu TSCĐ dùng cho bán hàng
Nợ TK 642: nếu TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp
Có TK 214: Tổng mức khấu hao phải trích
Trên là bài viết kế toán tài sản cố định theo thông tư 200 để thuận thục cách hạch toán các bạn luyện thêm tại: Bài tập nguyên lý kế toán
Nếu bạn chưa biết gì về kế toán mới bắt đầu học kế toán thì có thể tìm hiểu các khóa học kế toán thực hành thực tế của Kế Toán Minh Việt do đội ngũ kế toán trưởng chuyên dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm và quyết toán thuế trực tiếp cầm tay chỉ việc trên chứng từ thực tế của doanh nghiệp