Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán


Theo phương thức kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán thì bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên bán.

Hàng hóa chỉ được xác định là tiêu thụ khi:

- Bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.

Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán được thực hiện như sau

(1) Khi xuất sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện lao vụ, dịch vụ với khách hàng, ghi:

Nợ TK 157: Trị giá hàng gửi bán

Có TK 155: Trị giá thành phẩm xuất kho

Có TK 154: Số thành phẩm sản xuất gửi bán thẳng.

Có TK 156: Trị giá hàng hóa xuất kho

(2) Khi khách hàng chấp nhận thanh toán số sản phẩm, hàng hóa … kế toán xác định doanh thu, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu bằng tiền mặt, TGNH

 Nợ TK 131: Số phải thu

Có TK 333 (3331): Số thuế GTGT của hàng hóa bán ra

Có TK 511: Doanh thu chưa thuế thu được.

(3) Xác định giá vốn của hàng gửi bán được chấp nhận, ghi:

Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng gửi bán

Có TK 157: Trị giá vốn của hàng gửi bán

(4) Số sản phẩm, hàng hóa gửi đi bị khách hàng từ chối, trả lại (chưa xác định là tiêu thụ), ghi:

Nợ TK 155, 152: Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc phế liệu

Nợ TK 138 (1388), 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường

Nợ TK 138 (1381): Giá trị sản phẩm hỏng chờ xử lý

Có TK 157: Trị giá thành phẩm nhập kho.

(5) Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại đối với số hàng được chấp nhận tiêu thụ hạch toán như tiêu thụ trực tiếp.

Sơ đồ kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán

kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán

Ví dụ Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán

Ví dụ 1: Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán (ĐVT: 1000 đồng)

Doanh nghiệp A, trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Xuất bán một số thành phẩm trực tiếp tại bộ phận sản xuất gửi bán đến cho công ty B theo giá vốn 600.000. Tổng giá thanh toán 880.000 trong đó cả thuế GTGT 10%. Công ty B chấp nhận thanh toán 70% số hàng, còn lại 30% hàng không đúng quy cách, công ty B đã trả lại, đơn vị đã kiểm nhận nhập kho.

Nghiệp vụ trên được định khoản như sau:

1) Nợ TK 157:      600.000

Có TK 154: 600.000

2) Nợ TK 632:      420.000

Nợ TK 155:          180.000

Có TK 157: 600.000     

3) Nợ TK 131:      616.000

Có TK 511: 560.000

Có TK 3331:        56.000

Ví dụ 2: Ngày 10, xuất kho một số thành phẩm gửi bán cho Công ty B theo  giá xuất 600.000. Giá bán chưa thuế 700.000, thuế GTGT 10%.  Ngày 15, Công ty B chấp nhận thanh toán 60% số hàng, còn lại 40%  hàng không đúng quy cách, công ty B đã trả lại, đơn vị đã kiểm nhận  nhập kho.

Hạch toán kế toán tiêu thụ theo phương pháp gửi bán được thực hiện như sau

Hàng không bán được

Nợ TK 157: 600.000

Có TK 155: 600.000

Doanh thu

Nợ TK 131: 462.000

Có TK 511: 420.000

Có TK 3331: 42.000

Giá vốn

Nợ TK 632: 360.000

Có TK 157: 360.000

Hàng không bán được

Nợ TK 155: 240.000

Có TK 157: 240.000

Trên là bài viết kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán dành cho các bạn mới học kế toán thực hành liên quan tới mảng tiêu thụ thành phẩm, ngoài ra các bạn có thể luyện dạng bài tập kế toán tiêu thụ thành phẩm thông qua các ví dụ trên để hiểu rõ vấn đề

Ngoài kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán còn có: Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý ký gửi

dịch vụ báo cáo tài chính