Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước


Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước tập trung nghiên cứu về các loại vốn bằng tiền, các khoản ứng trước, phương pháp kế toán của các loại vốn bằng tiền và các khoản ứng trước 

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước gồm các phần

1. Kế toán tiền mặt

2. Kế toán tiền gửi ngân hàng

3. Kế toán tiền đang chuyển

4. Kế toán các khoản ứng trước

Nội dung của kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

1. Kế toán tiền mặt

Tiền mặt là tiền được doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp để thanh toán;

Được biểu hiện dưới hình thức:

   + Tiền Việt Nam

   + Ngoại tệ

   + Vàng tiền tệ.

1.1. Chứng từ kế toán tiền mặt là gì

- Phiếu thu

- Phiếu chi

- Bảng kê chi tiền

- Bảng kiểm kê quỹ

1.2. Tài khoản kế toán tiền mặt là gì

Tài khoản 111 - Tiền mặt.

TK 111 có 3 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền  Việt Nam tại quỹ tiền mặt;

+ Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá  và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam;

+ Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp.

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

1.3. Phương pháp kế toán

TRÌNH TỰ GHI SỔ MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHỦ YẾU

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

Xem thêm chi tiết về phương pháp hạch toán kế toán tiền mặt tại bài: Sơ đồ chữ T tài khoản 111

2. Kế toán tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng là vốn bằng tiền của doanh nghiệp hiện đang gửi tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

2.1. Chứng từ kế toán  tiền gửi ngân hàng gồm những gì

Giấy báo Nợ

Giấy báo Có

Sao kê tài khoản kèm các chứng từ gốc như: Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu…

2.2. Tài khoản kế toán tiền gửi ngân hàng là gì

Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng;

Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện  đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam;

Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi  tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam;

Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng  tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

2.3. Phương pháp kế toán

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

Xem thêm về cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan tới tài khoản tiền gửi ngân hàng tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 112

Ví dụ: Tại doanh nghiệp MTP, trong tháng 01/2021 phát sinh các nghiệp vụ sau liên quan tới tiền gửi ngân hàng.

(1) Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ, số tiền là 20.000.000 VNĐ.  Doanh nghiệp đã nhận được báo Nợ của ngân hàng.

(2) Doanh nghiệp MTP bán hàng và nhận thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng số tiền là 110.000.000(đã bao gồm 10% VAT). Doanh nghiệp đã nhận được báo Có của ngân hàng.

Trả lời:

Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau:

(1) Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ:

Nợ TK 111 20.000.000

  Có TK 112 20.000.000

(2) Bán hàng và nhận thanh toán ngay qua ngân hàng:

Nợ TK 112 110.000.000

  Có TK 511 100.000.000

  Có TK 3331 10.000.000

3. Kế toán tiền đang chuyển

Tiền đang chuyển là các khoản tiền của  doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng,  kho bạc nhà nước, đã gửi bưu điện để  chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận  được giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp  khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ  tài khoản tại ngân hàng để trả cho  doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được  giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.

3.1. Chứng từ kế toán

Giấy biên nhận các loại;

Hóa đơn dịch vụ chuyển tiền;

Phiếu thu của nơi nhận tiền…

3.2. Tài khoản kế toán tiền đang chuyển là gì

Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển.

TK 113 có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển;

Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

Kết cấu tài khoản 113 tiền đang chuyển như sau:

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

3.3. Phương pháp kế toán

TRÌNH TỰ GHI SỔ MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHỦ YẾU

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

Xem thêm về cách hạch toán tài khoản 113 tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 113

Ví dụ: Tại doanh nghiệp A, trong tháng 01/2021 phát sinh các nghiệp vụ sau liên quan tới tiền đang chuyển

(1) Chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, số tiền là 50.000.000. Doanh nghiệp chưa nhận được báo Có của ngân hàng.
(2) Chuyển khoản trả tiền cho A số tiền 100.000.000 nhưng họ chưa nhận được tiền.
Trả lời:
Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: 
(1) Chuyển tiền vào tài khoản:
Nợ TK 113    50.000.000
   Có TK 111    50.000.000
(2) Chuyển khoản trả tiền cho A số tiền 100.000.000 nhưng họ chưa nhận được tiền.
Nợ TK113: 100.000.000
   Có TK112: 100.000.000
Lưu ý kế toán vốn bằng tiền dạng ngoại tệ:
- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ TK 111, 112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. (Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
+ Trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1122);
+ Bên Có TK 111, 112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
- Chênh lệch tỷ giá trong kỳ hạch toán vào TK 515 (lãi) hoặc TK 635 (nếu lỗ).
- Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ Kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế (là tỷ giá mua của ngân hàng) để đánh giá lại các khoản ngoại tệ là tiền mặt tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, chênh lệch tỷ giá phản ánh trên TK 413.

4. Kế toán các khoản ứng trước

4.1. Kế toán tạm ứng:

Tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do  doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng  để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh  hoặc giải quyết một công việc nào đó được  phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là  người lao động làm việc tại doanh nghiệp.  Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên  (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư,  quản trị, hành chính) phải được Giám đốc  chỉ định bằng văn bản.
4.1.1. Tài khoản tạm ứng là gì

Tài khoản 141: Tạm ứng cho Công nhân viên

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

4.1.2. Chứng từ kế toán

Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng và các chứng từ liên quan...

4.1.3. Phương pháp kế toán 

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

Xem thêm cách hạch toán kế toán tạm ứng tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 141

Ví dụ:

Doanh nghiệp MTP trong kỳ có các tài liệu như sau.
Tạm ứng cho chị Lê thị Hà 15.000 để đi mua đồng phục cho nhân viên.
Sau khi mua được đồng phục, nhập kho, chị  Lê thị Hà  thanh toán mua vật tư hết 12.000; 1.000 trả lại bằng tiền mặt, còn lại trừ hết vào lương.
Định khoản các nghiệp vụ phát sinh?  (ĐVT: Nghìn đồng)
Trả lời:
Các nghiệp vụ được định khoản như sau:
1/  Nợ TK 141(X): 15.000
      Có TK 1121: 15.000
2/ Nợ TK 153: 12.000
   Nợ TK 111: 1.000
   Nợ TK 334: 2.000
      Có TK 141: 15.000
 
4.2. Chi phí trả trước
Chi phí trả trước là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả  hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi  phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau.
Chi phí trả trước gồm:
Giá trị công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần;
Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh trả trước;
Chi trả trước lãi vay;
Dịch vụ mua ngoài trả trước;
Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch;
Chi phí mua bảo hiểm, lệ phí giao thông, bến bãi…
 
4.2.1. Tài khoản kế toán
Chi phí trả trước có tài khoản 242
kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước
 
4.2.2.Chứng từ kế toán:
Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ trả trước
 
4.2.3. Phương pháp kế toán
kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước
Xem thêm cách hạch toán tài khoản chi phí trả trước tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 242
 
Ví dụ:
Doanh nghiệp A trong kỳ có các tài liệu  sau. Xuất dùng công cụ dụng cụ giá trị  34.000, dự kiến phân bổ 2 lần, mỗi lần dùng cho phân xưởng 8.500, dùng cho  quản lý doanh nghiệp 5.500, dùng cho  bán hàng 3.000.
Nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (ĐVT: Nghìn đồng)
(1) Khi xuất dùng:
Nợ TK 242: 34.000
  Có TK 153: 34.000.
(2) Phân bổ lần 1:
Nợ TK 627: 8.500
Nợ TK 642: 3.500
Nợ TK 641: 3.000
  Có TK 242: 17.000.

4.3. Kế toán các khoản Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược 

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược số tiền  hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp đem đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược tại các  doanh nghiệp, tổ chức khác trong các  quan hệ kinh tế theo quy định của pháp  luật.

4.3.1. Tài khoản kế toán

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

4.3.2. Phương pháp kế toán

kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

Xem thêm cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan tới tài khoản 244 tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 244

Để hiểu rõ bản chất của kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước, các bạn luyện các dạng bài tập tại: Bài tập kế toán vốn bằng tiền có lời giải

Bạn chưa biết gì về kế toán ? muốn tự học làm kế toán có thể tham khảo trọn bộ video và sách học gồm hơn 50 bài giảng bao gồm nguyên lý kế toán, kế toán tài chính, kế toán thuế, thực hành trên chứng từ thực tế trên excel, trên misa chỉ với giá 499.000, tham khảo tại: Học kế toán cho người chưa biết gì

Ngoài ra còn có khóa học kế toán thực hành online trực tuyến gia sư 1 kèm 1 theo yêu cầu do đội ngũ kế toán trưởng chuyên làm kế toán và dịch vụ kế toán thuế trực tuyến giảng dạy