Lý thuyết Dow là gì


Lý thuyết Dow là gì ? và trong bài viết này bạn cần hiểu bản chất của nguyên lý sóng Dow trong thị trường chứng khoán

Lý thuyết Dow là gì

Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kỹ thuật trên thị trường. Mặc dù lý thuyết này thường có độ trễ so với thị trường và nhiều nhà phân tích cho rằng nó không còn đúng, nhưng lý thuyết dow vẫn được coi là lý thuyết căn bản cho các nhà phân tích kỹ thuật. Các nhà đầu tư khi sử dụng lý thuyết này cho các quyết định đầu tư của mình, họ cần hiểu rõ bản chất của Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang tính kỹ thuật

lý thuyết dow là gì

Cơ chế để xây dựng cũng như đối tượng của lý thuyết Dow chính là những biến động của thị trường ( thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và hoàn toàn không phân tích cơ bản là phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những ghi chép của người đầu tiên đề ra lý thuyết này ông Charles. H. Dow có rất nhiều điều chứng tỏ rằng tác giả không hề nghĩ lý thuyết của mình sẽ trở thành một công cụ dùng cho dự báo thị trường chứng khoán hay trở thành một hướng dẫn chung cho các nhà đầu tư. Những ghi chép ấy chỉ nói lên rằng ông muốn lý thuyết của mình trở thành một thước đo biến động chung của thị trường. Dow thành lập “dich vụ thông tin tài chính Dow – Jones” và được mọi người biết đến với việc tìm ra chỉ số bình quân của thị trường chứng khoán. Những nguyên lý căn bản của học thuyết này (ngày nay được đặt theo tên ông) đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên cứu mà ông viết cho tạp chí phố Wall. Sau khi Dow qua đời vào năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo. William.P.Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này. Sau 27 năm nghiên cứu và viết các bài báo, Hamilton đã xây dựng lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay

Lý thuyết Dow mô tả biến động giá cổ phiếu có hình dạng tương tự như chuyển động của nước. Ông cho rằng có 3 xu hướng chính như sau:

+ Xu thế chính là xu thế dài hạn của giá chứng khoán, thường kéo dài từ vài tháng tới vài năm. Charles Dow mô tả rằng xu thế chính của giá chứng khoán giống như thủy triều

+ Xu thế trung bình hay xu hướng thứ cấp hai xảy ra khi giá chứng khoán đi chệch khỏi xu hướng chính trong khoảng thời gian ngắn. Sự lệch hướng này sẽ biến mất thuông qua quá trình điều chỉnh khi mà giá chứng khoán quay lại xu hướng chính. Xu hướng này được miêu tả giống như hình sóng biển

+ Xu hướng cấp 3 hay gọi là các xu hướng nhỏ là biến động giá chứng khoán hàng ngày, xu hướng cấp 3 được miêu tả giống như các gợn sóng

Những người ủng hộ lý thuyết Dow thường cố gắng phát hiện ra xu hướng chính và luôn phải lưu ý rằng xu hướng cấp hai thường diễn biến theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Họ nhận ra rằng một thị trường lên giá không biến động tăng giá liên tục mà gồm có nhiều lần giảm giá nhỏ mà tại đó các nhà đầu tư chốt lời

Nguyên lý sóng Dow

Để hiểu rõ lý thuyết Dow là gì bạn cần hiểu về nguyên lý sóng Down bao gồm 6 nguyên tắc

1. Chỉ số giá và khối lượng phản ánh tất cả

2. Thị trường có 3 xu hướng:

+ Xu hướng chính (giảm giá hoặc tăng giá)

+ Xu hướng thứ cấp (ngược với xu hướng chính)

Ví dụ

Xu hướng thứ cấp trong thị trường tăng giá là các đợt điều chỉnh

lý thuyết dow là gì

Xu hướng thứ cấp trong thị trường giảm giá là các đợt nảy lên

lý thuyết dow là gì

+ Xu hướng nhỏ

3. Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn

- > Nếu xu hướng chính tăng thì

+ Tích lũy

+ Tăng trưởng

+ Thăng hoa quá độ

-> Nếu xu hướng chính giảm thì

+ Phân phối

+ Giảm giá liên tục

+ Bán tháo

4. Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau

Ví du: Vn30 và hnx30 thì phải chung xu hướng

5.  Khối lượng giao dịch xác nhận xu hướng tức là khối lượng phải đồng thuận với xu hướng

Ví dụ như: Xu hướng chính tăng thì khối lượng phải tăng lên

6. Xu hướng chính không thay đổi cho tới khi có dấu hiệu đảo chiều rõ ràng

Trên là bài viết về lý thuyết dow là gì giúp bạn hình dung được cách xác định xu hướng tăng giảm trong thị trường chứng khoán, nếu bạn muốn đầu tư lâu dài thì cần hiểu về doanh nghiệp, hiểu về kế toán, hiểu về báo cáo tài chính, các bạn có thể tìm hiểu về khóa học kế toán online thực hành thực tế giúp bạn hình dung được các vấn đề về nguyên lý kế toán trong doanh nghiệp.

Ngoài bài viết lý thuyết down là gì ? các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết sóng Elliot là gì