Môi trường kinh doanh là gì


Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài có tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp.

Tên tiếng anh của môi trường kinh doanh là gì:

Môi trường kinh doanh tên tiếng anh là: Business Environment.

Khái niệm môi trường kinh doanh là gì

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

môi trường kinh doanh là gì

Các yếu tố đó bao gồm:

a. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

môi trường kinh doanh là gì

- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông, công nghệ thông tin Internet, điện thoại, điện nước…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian trong kinh doanh. Ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng không phát triển, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí, thời gian vận chuyển do mạng lưới giao thông không phát triển; doanh nghiệp lãng phí thời gian, tiền bạc, thậm chí có thể mất uy tín do không có Internet, điện thoại…

- Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô

Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Cụ thể, khi nền kinh tăng trưởng, thu nhập bình quân/người cao, mọi người sẵn sàng mở hầu bao để chi tiêu, làm cho tổng cầu của xã hội tăng, kích thích sản xuất phát triển, kích thích các doanh nghiệp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Mặt khác, khi thu nhập bình quân/người cao, khả năng tiết kiệm tăng làm cho khả năng đầu tư tăng, sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi huy động vốn.

Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.

- Chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp như: chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định… Đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề về tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan, các doanh nghiệp trong nước không còn được Nhà nước bảo hộ như trước đây nữa đòi hỏi các doanh nghiệp phải định hướng, cơ cấu lại hoạt động của mình cho phù hợp.

- Lãi suất tín dụng và lạm phát

Lãi suất tín dụng và lạm phát là các yếu tố có tác động tương tác với nhau. Khi lạm phát tăng, làm cho lãi suất tín dụng tăng, ngược lại khi lạm phát giảm, sẽ làm cho lãi suất tín dụng giảm.

Khi lạm phát tăng, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tăng, khối lượng hàng hóa giảm, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm sút, khả năng cung ứng vốn giảm, lãi suất tăng... đẩy doanh nghiệp rơi vào phá sản và suy thóai. Ngược lại, khi lạm phát ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, gia tăng lợi nhuận.

- Tình hình thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính

Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư tài chính gián tiếp. Sự phát triển của thị trường tài chính làm đa dạng hóa các công cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp.

- Mức độ cạnh tranh

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm…

b. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

môi trường kinh doanh là gì

- Các quy định trong nội bộ doanh nghiệp:

Các quy định trong nội bộ doanh nghiệp như điều lệ, quy chế hoạt động, quy chế quản lý của doanh nghiệp, quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân… là căn cứ để người lao động tuân theo và là căn cứ để giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

- Trình độ công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp:

Một doanh nghiệp trang bị công nghệ kinh doanh hiện đại (thể hiện ở sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) sẽ sản xuất ra những sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu thị trường, tiết kiệm được nhiên liệu.

Ngược lại, nếu công nghệ kinh doanh lạc hậu sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng kém, không theo kịp thị hiếu, không tiêu thụ được, chi phí nhiên liệu lại cao.

- Văn hóa của doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp xác lập môi trường làm việc của người lao động. Yếu tố này tác động trực tiếp đến tâm lý của người lao động, tác động đến năng suất lao động, đến lòng nhiệt tình với công việc được giao, tác động đến lòng trung thành và ý thức trách nhiệm của người lao động. Mặt khác, văn hóa của doanh nghiệp sẽ gây dấu ấn đối với khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gây được dấu ấn tốt đối với khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng, lần sau sẽ lại tìm đến với doanh nghiệp, thậm chí còn trở thành người quảng cáo  cho doanh nghiệp.

- Quan điểm, thái độ, phong cách lãnh đạo

Quan điểm, phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính doanh nghiệp. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực điều hành quản lý tốt, có phong cách lãnh đạo tiên tiến, quan điểm rõ ràng, minh bạch sẽ tập hợp được lực lượng, thu hút được nhân tài, phát huy được sức mạnh tập thể, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Trên là bài viết môi trường kinh doanh là gì giúp bạn hiểu rõ các tác động trực tiếp và gián tiếp lên hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nếu bạn mới khởi nghiệp muốn được hỗ trợ thủ tục nhanh nhất thì có thể tham khảo thêm dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội hỗ trợ các thủ tục ban đầu cả thuế và kế toán, ngoài ra còn có khóa học kế toán online thực hành thực tế dành cho giám đốc, nhà quản lý kinh doanh

dịch vụ báo cáo tài chính