Nếu hàng tồn kho bị âm thì xử lý như thế nào


Câu hỏi nếu hàng tồn kho bị âm thì xử lý như thế nào là câu mà nhiều bạn mới làm kế toán đang thắc mắc ? để xử lý được hàng tồn kho bị âm thì chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới trường hợp bị như vậy

nếu hàng tồn kho bị âm thì xử lý như thế nào

Hậu quả đối với trường hợp hàng tồn kho bị âm mà đặc biệt là trên sổ sách kế toán thuế tức là số lượng hóa đơn đầu ra lớn hơn số lượng đầu vào (không có đầu vào mà vẫn xuất đầu ra) dẫn tới trường hợp xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như vậy dẫn tới bị phạt,  Căn cứ theo Thông tư 10/2014/TT-BTC thì mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trừ hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

Nếu hàng tồn kho bị âm thì xử lý như thế nào

Nguyên nhân dẫn tới hàng tồn kho bị âm trên sổ sách

+ Có thể bạn đang bỏ sót hóa đơn đầu vào

+ Thực tế Doanh nghiệp bạn mua hàng  hóa, nguyên vật liệu đầu vào nhưng lại không lấy hóa đơn

+ Nhập nhầm số lượng hàng hóa hoặc nhầm mã hàng hóa, hoặc nhập trùng hóa đơn

+ Nhập nhầm ngày tháng trên hóa đơn đầu vào

+ Mua hàng hóa, nguyên vật liệu của các cá nhân không có hóa đơn

Hướng dẫn cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách

Khi phát hiện hàng tồn kho bị âm trên sổ sách kế toán thì bạn cần phải có phương án xử lý sao cho phù hợp, các bạn có thể tham khảo một số cách sau đây

Phương án 1:

- Bạn cần kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đầu vào, so kỹ từ bảng kê mua vào và kiểm tra hóa đơn xem có bị sót hóa đơn nào không ? hoặc kiểm tra nhật ký chung xem có nhập nhầm số lượng hoặc mã hàng không ? Nếu sai điều chỉnh lại cho đúng

- Nếu kế toán bỏ sót hóa đơn đầu vào thì bạn phải kê khai lại ở thời điểm hiện tại, lập tờ khai bổ sung ở kỳ phát hiện ra sai sót

- Bạn lập bút toán hàng về trước hóa đơn về sau. Đối với cách này thì hiệu quả và nhiều bạn kế toán sử dụng cách này, nhưng bạn cần lưu ý phải chuẩn bị các chứng từ:

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa (trong hợp đồng ghi rõ thời gian giao hàng, thời điểm giao nhận hóa đơn, có thể thời gian xuất hóa đơn là thời điểm cuối tháng hoặc khi thanh toán tiền thì giao hàng_

+ Lập phiếu xuất kho (bên bán), phiếu nhập kho (bên mua), và thời điểm của phiếu xuất kho phải là ngày trước hoặc trùng với ngày xuất hóa đơn

Xem thêm:

- Mẫu phiếu nhập kho

- Mẫu phiếu xuất kho

Đối với phương án này thì Bên bán sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xuất sai thời điểm hóa đơn . Mức phạt được căn cứ cụ thể tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC. Đồng thời đối với Bên mua khi mua hàng không yêu cầu người mua xuất hóa đơn đúng thời điểm sau đó bên mua lại xuất hóa đơn lô hàng hóa này thì bên bán cũng bị phạt hành chính về xuất sai thời điểm hóa đơn.

- Khi hóa đơn đầu vào cũng như chi phí vẫn được khấu trừ và tính vào chi phí giá vốn. Các bạn có thể tham khảo tại Công văn số 1604/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Long An trả lời về việc kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào trường hợp hóa đơn bán hàng xuất trước ngày nhận hóa đơn mua hàng đối với Công ty TNHH OHTA Việt Nam ngày 22/09/2015.

- Hạch toán kế toán:

Khi nhận phiếu xuất kho, phiếu nhập kho kế toán ghi:

Nợ TK 156, 152

   Có TK 111, 112, 331

Khi nhận được hóa đơn:

Nợ TK 1331

   Có TK 111, 112, 331

Trường hợp này tính giá vốn xuất bán bình thường.

Xem thêm: Hạch toán

Phương án 2:

Mua hàng phiếu bán lẻ, chỉ lấy hàng cho khỏi âm kho, còn lại loại khỏi chi phí hợp lý

Phương án 3:

Điều chỉnh lại số lượng nhập hàng trên một hóa đơn đầu vào ghi tăng số lượng nhập so với hóa đơn. Tức là đưa về trường hợp hàng thừa so với hóa đơn.

Hạch toán:

+ Khi nhập hàng hóa, NVL thừa:

Nợ TK 156, 152

    Có TK 3388

+ Yêu cầu bên bán xuất hóa đơn bổ sung số lượng hàng hóa này và hạch toán như một nghiệp mua hàng bình thường:

Nợ TK 3388, 1331

   Có TK 111, 112, 331

+ Nếu không thể nhờ Bên bán xuất thêm hóa đơn thì ghi nhận là hàng thừa không tìm ra nguyên nhân và ghi tăng doanh thu khác:

Nợ TK 3388/Có TK 711

Để tránh trường hợp hàng tồn kho bị âm thì bạn cần lưu ý

- Khi nhập hóa đơn đầu vào luôn kiểm tra lại.

- Luôn luôn theo dõi sát hàng hóa nhập vào và hàng hóa xuất ra trên hóa đơn. Để từ đó cân đối được hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra. Hãy lập riêng bảng kê mua vào bán ra để theo dõi thường xuyên

Trên là bài viết Nếu hàng tồn kho bị âm thì xử lý như thế nào, Nếu quý doanh nghiệp cần hỗ trợ xử lý về kế toán thuế thì có thể tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán thuế

dịch vụ báo cáo tài chính