Ngân hàng thương mại là gì


Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi sau đó sử dụng số tiền để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán

ngân hàng thương mại là gì

Ngân hàng thương mại là gì

Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế. Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và cung ứng những dịch vụ tài chính, là một trong những tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức tài chính trung gian này gọi chung là các định chế tài chính có chức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Mặt khác, khối lượng séc hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mà nó có thể tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cung tiền tệ, khối tiền tệ M1 của cả nền kinh tế.

Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại là gì

Ở Hoa Kỳ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Ở Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.

Chú thích: Khối tiền giao dịch (M1) gồm những phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thanh toán chi trả về hàng hoá dịch vụ, bộ phận này có tính lỏng cao nhất bao gồm: Tiền mặt trong lưu hành, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng.

Ở Việt Nam theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

- Nhận tiền gửi;

- Cấp tín dụng;

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng thương mại

a. Lịch sử hình thành của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì Ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế, là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan  đến tài chính - tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân. Là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, cho nên lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Tiền thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi tiền, thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại.

Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán. Do yêu cầu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiện luôn nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần có uy tín, những người giữ hộ tiền bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích lũy được nhiều tiền họ kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề ngân hàng. Nghề ngân hàng thời kỳ đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay. Nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các ngân hàng thời kỳ này gọi là các ngân hàng cho vay nặng lãi.

Việc lưu hành những đồng tiền riêng của mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế tạo ra yêu cầu đúc tiền và đổi tiền tại mỗi cửa khẩu hoặc trung tâm thương mại.

Người làm nghề đổi tiền thường giàu có, vì vậy họ thường có két tốt để cất giữ tài sản đảm bảo an toàn. Do yêu cầu cất trữ của các nhà buôn,... nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất giữ hộ.

Việc cất giữ hộ và đổi tiền làm tăng thu nhập, tăng khả năng đa dạng các loại tiền, tăng quy mô tài sản của người kinh doanh tiền tệ.

Từ các hoạt động thực tiễn, nhà kinh doanh tiền tệ nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền không rút cùng một lúc nên đã tạo ra số dư thường xuyên ở trong két.

Do tính chất vô danh của đồng tiền, nhà kinh doanh tiền tệ có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay nhằm mục đích kiếm lời và trở thành nhà kinh doanh ngân hàng.

Các nhà kinh doanh tiền tệ đầu tiên dùng vốn tự có của mình để tài trợ cho hoạt động của họ - ngân hàng tư nhân, nhưng điều này không kéo dài một số các nhà kinh doanh tiền tệ tập hợp nhau để chống lại tín dụng nặng lãi lập nên những hiệp hội tín dụng vừa phải, hình thành các ngân hàng cổ phần.

b. Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại

Trong lịch sử phát triển, nghề ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời trung cổ, nghề ngân hàng bị đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng lên, nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng như: Nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay và thanh toán,… Một số tổ chức kinh doanh tiền xuất hiện trong thời kì này đã mang dáng dấp kiểu ngân hàng hiện đại như: Banco Di Barcelone thành lập năm 1401 và Banco Di Vlencia thành lập năm 1409 ở Tây Ban Nha, Banco Di Realto thành lập năm 1587 ở Vơnidoq (Italia). Loại hình ngân hàng hiện đại thật sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ XVII, với việc thành lập những ngân hàng: Ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, ngân hàng Hamburg năm 16 XIX ở Đức, ngân hàng Anh quốc năm 1649.

Từ thế kỷ XV - XVIII: Hoạt động của các ngân hàng nhìn chung là tương tự nhau: Phát hành tiền; Nhận tiền gửi; Cho vay.

Từ thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX: Manh nha hình thành các ngân hàng hoạt động chuyên doanh như: Ngân hàng phát hành tiền; Ngân hàng tiết kiệm, Ngân hàng đầu tư.

Đầu thế kỷ XIX do quy mô và phạm vi lưu thông hàng hóa phát triển, các ngân hàng lợi dụng ưu thế của mình phát hành một khối lượng lớn tiền tín dụng vào lưu thông, Nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông và không đảm bảo tính chất của lượng tiền lưu thông đó, Nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự cho việc phát hành tiền, kết quả là: ở Châu Âu đến thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Nhà nước đã ban hành các đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất được phép phát hành tiền và các ngân hàng còn lại thì chuyển thành NHTM; ở Anh, từ năm 1844 cấm các ngân hàng tư nhân, cổ phần phát hành thêm tiền và toàn bộ việc phát hành tiền được chuyển cho Anh quốc ngân hàng. Từ năm 1921, Anh quốc ngân hàng trở thành ngân hàng độc quyền phát hành tiền ở nước Anh.

Từ cuối TK XIX đến nay, hệ thống ngân hàng hiện đại đã có những bước phát triển mới và hoàn thiện thực sự. Hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp: Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền và thực hiện xây dựng, quản lý chính sách tiền tệ quốc gia; Ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính trên cơ sở có lợi nhuận.

Trong giai đoạn này, với xu hướng quốc tế hóa kinh tế - tài chính cũng như sự phát triển của các ngân hàng không những làm gia tăng số lượng các ngân hàng mà còn làm tăng quy mô của mỗi ngân hàng. Tích tụ và tập

trung vốn đã tạo ra các công ty ngân hàng cực lớn với số vốn tự có hàng chục tỷ USD. Quá trình phát triển của ngân hàng đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt  chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa chúng. Các hoạt động ngân hàng xuyên quốc gia và đa quốc gia đã và đang thúc đẩy hình thành các hiệp hội, các tổ chức liên kết các ngân hàng nhằm tạo ra các chính sách chung, hoặc tương thích để kiểm soát chung, để kết nối và tạo sự thống nhất trong điều hành và vận hành hệ thống ngân hàng trong mỗi quốc gia, khu vực và quốc tế.

Tóm lược Chức năng của ngân hàng thương mại là gì

1. Chức năng trung gian tín dụng:

- Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, điều đó thể hiện rõ ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Với chức năng này ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Những lợi ích với các bên tham gia trong chức năng này:

Với khách hàng vay ngân hàng: có vốn để kinh doanh, tiết kiệm được chi phí

Với khách hàng cho ngân hàng vay: có thu nhập, được hưởng dịch vụ thanh toán tiện ích, vốn được an toàn.

Với ngân hàng: có thu nhập từ khoản chênh lệch lãi suất, tập trung được vốn trong nền kinh tế.

Với toàn bộ nền kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần rút ngắn quá trình chu chuyển vốn.

2. Chức năng trung gian thanh toán.

Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

- Hiệu quả cho nền kinh tế:

Với người thanh toán: nhanh, an toàn, những người có vốn thúc đẩy nhanh hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Với ngân hàng: Ngân hàng được hưởng một mức hoa hồng (% trên tổng số thanh toán). Nếu Ngân hàng thực hiện việc thanh toán một cách hiệu quả và an toàn sẽ làm gia tăng uy tín của Ngân hàng từ đó lôi kéo khách hàng

3. Chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại

Thực hiện chức năng này toàn bộ hệ thống ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay chuyển khoản trong hệ thống Ngân hàng.

- Hoạt động tạo tiền: trước hết cần hiểu tiền gồm có tiền trung ương và tiền trong hệ thống Ngân hàng.

- ý nghĩa:

Khối lượng tiền do các ngân hàng thương mại tạo ra có ý nghĩa lớn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội.

Để hiểu rõ hơn về chức năng của ngân hàng thương mại là gì ? các bạn xem thêm: Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngoài tìm hiểu về ngân hàng thương mại là gì ? bạn có thể tìm hiểu thêm về các khóa học kế toán online do các đội ngũ chuyên làm dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm trực tiếp đào tạo

dịch vụ báo cáo tài chính