Nguyên vật liệu là gì


Nguyên vật liệu là gì ? Phân loại nguyên vật liệu và các phương pháp tính giá nhập, giá xuất nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu được xếp vào chỉ tiêu hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán, trong bài viết này chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề sau về nguyên vật liệu:

- Nguyên vật liệu là gì

- Đặc điểm của nguyên vật liệu

- Phân loại nguyên vật liệu

- Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

- Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu là gì

- Tính giá nguyên vật liệu

nguyên vật liệu là gì

Chi tiết về nội dung nguyên vật liệu như sau:

Nguyên vật liệu là gì

Nguyên vật liệu: Là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình SXKD, tham gia trực tiếp vào vào quá trình sản xuất sản phẩm,cấu thành lên sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Ví dụ như: Nguyên vật liệu trong công ty xây dựng như là gạch, đá, xi măng, sắt thép

Đặc điểm của nguyên vật liệu

+ Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào sản xuất thì giá trị chuyển dịch toàn bộ 1 lần vào giá thành sản phẩm.

+ Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn hay nói cách khác về mặt hình thái vật chất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu

Phân loại nguyên vật liệu

+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm

  Ví dụ như: Trong công ty thiết kế nội thất thì vật liệu chính như Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

+ Vật liệu phụ: không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sp

  Ví dụ: Trong công ty thiết kế nội thất thì vật liệu phụ có vai trò phụ trong quá trình sản   xuất như: giấy ráp tay, sơn màu, tấm inox, thanh inox, gương,…
+ Nhiên liệu: Cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất,nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.

 Ví dụ như: Dầu mỡ bôi trơn, bình khí
+ Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản

+ Vật liệu khác là vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp và bao gồm cả phế liệu thu hồi

Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

+ Xây dựng hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho nguyên vật liệu.

+ Xây dựng mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho nguyên vật liệu.

+ Bố trí hệ thống kho tàng bến bãi, bố trí nhân viên quản lý chặt chẽ quản lý nguyên vật liệu

Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu là gì

+ Ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập và xuất kho, chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

+ Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào đối tượng tập hợp chi phí.

+ Tính toán phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, kém phẩm chất

Tính giá nguyên vật liệu

Hiện nay việc tính giá NVL phải tuân thủ theo chuẩn mực số 02 về Hàng tồn kho.

Theo chuẩn mực này, hàng tồn kho được tính theo giá gốc và trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

1. Cách tính giá nhập nguyên vật liệu

Giá thực tế
NVL mua
ngoài

 

=

Giá
hóa
đơn

+

Chi phí
thu
mua

+

Thuế không
được khấu
trừ

-

Chiết khấu thương
mại, giảm giá
hàng mua

+ Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.

+ Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến : Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.

+ Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận

Lưu ý:

Giá trên hóa đơn nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương thức khấu trừ là giá không bao gồm thuế, còn nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương thức trực tiếp thì là giá bao gồm cả thuế GTGT.

Các loại thuế không được khấu trừ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu...

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán.

Chiết khấu thương mại là chiết khấu doanh nghiệp được hưởng khi mua hàng với số lượng lớn còn chiết khấu thanh toán là chiết khấu doanh nghiệp được hưởng khi thanh toán trước và đúng hạn.

Chiết khấu thương mại làm giảm trừ giá nguyên vật liệu còn chiết khấu thanh toán không làm giảm trừ giá trị nguyên vật liệu.

Ví dụ:

Mua 1000kg vật liệu  A giá mua chưa  thuế 100.000đ/kg, thuế  suất GTGT 10%, tiền  chưa trả người bán. Chi  phí vận chuyển bốc dỡ  2.200.000đ trả bằng tiền  mặt, trong đó thuế  GTGT 200.000đ

Hạch toán như sau:

Nợ TK 152: 1000x100.000 +2.000.000 = 102.000.000

Nợ Tk 133: 10.200.000

    Có TK 331: 110.000.000

    Có TK 111: 2.200.000

2. Cách tính giá xuất nguyên vật liệu

Được tính theo 1 trong các phương pháp sau trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc nhất quán.

Phương pháp nhập trước, xuất trước

Nguyên vật liệu nhập theo giá nào thì khi xuất được giữ nguyên giá ấy.

Phương pháp giá đích danh (giá trực tiếp)

Giá trị nguyên vật liệu xuất = Số lượng nguyên vật liệu xuất × Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

Giá đơn vị bình quân = Giá trị nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần nhập ÷ Số lượng nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần nhập

Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn)

Giá trị nguyên vật liệu xuất = Số lượng nguyên vật liệu xuất × Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

Giá đơn vị bình quân = Giá trị nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần nhập ÷ Số lượng nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần nhập

Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân cuối kỳ)

Giá trị nguyên vật liệu xuất = Số lượng nguyên vật liệu xuất × Giá đơn vị bình quân cuối kỳ

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ = Giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ÷ Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Ví dụ về tính giá nguyên vật liệu xuất kho (đơn vị tính: 1.000 VNĐ)

Công ty ABC tồn đầu tháng 1.000 kg nguyên vật liệu, giá đơn vị 120/kg

• Ngày 3/6, nhập kho 2.000 kg, giá đơn vị 122/kg

• Ngày 5/6, xuất cho sản xuất sản phẩm 1.500 kg

• Ngày 8/6, nhập kho 500 kg, giá đơn vị 124/kg

• Ngày 16/6, xuất kho cho sản xuất sản phẩm 1.000 kg

Theo phương pháp FIFO:

Giá trị 1.500 kg xuất ngày 5/6 = (1.000 × 120) + (500 × 122)= 181.000

Giá trị 1.000 kg xuất ngày 16/6 = 1.000 × 122= 122.000

Theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:

Giá đơn vị bình quân sau ngày 3/6 = (1.000 × 120 + 2.000 × 122) ÷ (1.000 + 2.000)= 364.000 ÷ 3.000= 121,33

Giá trị 1.500 kg xuất ngày 5/6 = 1.500 × 121,33= 181.995

Giá đơn vị bình quân sau ngày 8/6 = (364.000 – 181.995 + 500 × 124) ÷ (3.000 – 1.500 + 500)= 244.005 ÷ 2.000= 122

Giá trị 1.000 kg xuất ngày 16/6 = 1.000 × 122= 122.000

Theo phương pháp bình quân cuối kỳ:

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ = (1.000 × 120 + 2.000 × 122 + 500 × 124) ÷ (1.000 + 2.000 + 500)= 426.000 ÷ 3500= 121,7

Giá trị 2.500 kg nguyên vật liệu xuất = 2,500 × 121,7= 304.250

Giá trị nguyên vật liệu tồn cuối tháng = 426.000 – 304.250 = 121.750

Xem chi tiết để hiểu rõ hơn các tính giá xuất kho nguyên vật liệu tại: Các phương pháp tính giá xuất kho

Chứng từ kế toán liên quan tới nguyên vật liệu

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan tới nguyên vật liệu đều được kế toán ghi nhận kèm các chứng từ gốc là :

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên và phải được giám đốc ký duyệt trước khi nhập nguyên vật liệu vào kho. Phiếu xuất kho cũng được lập thành 3 liên và chỉ khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng, thủ kho, kế toán vật tư mới được xuất nguyên vật liệu. Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho được đóng thành quyển và được đánh số liên tục trong một kỳ kế toán.

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các loại chứng từ kế toán liên quan như:

Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm,hàng

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Sổ kế toán 

Kế toán nguyên vật liệu sử dụng các loại sổ sau để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn 
nguyên vật liệu trong kỳ 
+ Sổ chi tiết vật liệu 
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu 
+ Sổ chi tiết tài khoản 152 

Tài khoản kế toán nguyên vật liệu

Tài khoản nguyên vật liệu: 152

TK 152: Nguyên liệu, vật liệu dùng để ghi chép tình hình hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. Tài khoản này được mở chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý. Kết cấu của tài khoản 152 như sau:

Bên Nợ:

+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật  liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;

+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu,vật liệu tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

+ Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.

Kết cấu của tài khoản nguyên vật liệu và các nghiệp vụ phát sinh liên quan, xem thêm tại: Hạch toán tài khoản 152

Để hiểu rõ bản chất các bạn luyện các dạng bài tập sau: Bài tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

dịch vụ báo cáo tài chính