Nguyên vật liệu là tài khoản nào


Nguyên vật liệu là tài khoản nào ? Hướng dẫn cách hạch toán tăng giảm nguyên vật liệu tại doanh nghiệp thì trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng cơ bản về tài khoản nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là tài khoản nào

Nguyên liệu, vật liệu dùng để ghi chép tình hình hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. Tài khoản này được mở chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý

Nguyên vật liệu là tài khoản nào: Tài khoản 152 thuộc nhóm tài sản trong bảng hệ thống tài khoản kế toán

Kết cấu của tài khoản nguyên vật liệu 152 được quy định như sau

nguyên vật liệu là tài khoản nào

Xem thêm về nguyên tắc kế toán và cách hạch toán tham khảo tại: Sơ đồ chữ T tài khoản 152

Hạch toán tăng giảm xuất bán nguyên vật liệu

Ngoài tìm hiểu nguyên vật liệu là tài khoản nào ? kết cấu ra sao thì các bạn tham khảo thêm các bước hạch toán khi tăng, giảm, xuất bán nguyên vật liệu

- Tăng nguyên vật liệu

+ Hàng và hóa đơn đã về trong kỳ

Nợ TK 152: Giá thanh toán vật liệu nhập kho

Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng đầu vào

Có TK 111, 112, 331, 341, 311: Giá thanh toán

+ Phản ánh giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 133:

Có TK 152: % Chiết khấu * Giá không thuế

+ Phản ánh chiết khấu thanh toán:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 515: % Chiết khấu * Giá có thuế

+ Nếu nhận hợp đồng rồi nhưng hàng chưa về

Nợ TK 151: Giá trị hàng đang đi đường

Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng đầu vào

Có TK 111,112, 331, 341, 311: Giá thanh toán

+  Khi vật liệu đi đường về nhập kho

Nợ TK 152: Giá thực tế vật liệu nhập kho

Có TK 151: Hàng đi đường về nhập kho

+ Nếu nhập kho nhưng chưa có hợp đồng

Nợ TK 152: Theo giá tạm tính

Có TK 331: Phải trả người bán

Khi nhận hợp đồng, kế toán điều chỉnh giá tạm tính theo giá hợp đồng bằng cách ghi bổ sung hoặc sử dụng cách ghi bút toán đỏ hoặc bút toán đảo để xóa bút toán ghi theo giá tạm tính ban đầu rồi ghi lại bút toán theo giá ghi trên hóa đơn.

+ Tăng do nhận vốn góp liên doanh bằng vật liệu

Nợ TK 152: Giá thực tế vật liệu, dụng cụ nhập kho

Có TK 411: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh

+ Tăng do tự sản xuất hoàn thành nhập kho

Nợ TK 152: Giá thực tế vật liệu nhập kho

Có TK 154

+ Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê

Nợ TK 152: Vật liệu thừa tại kho

Có TK 3381

+ Tăng do thu hồi phế liệu thanh lý tài sản cố định

Nợ TK 152: Phế liệu nhập kho (theo giá bán ước tính)

Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác

+ Nhập kho nguyên vật liệu từ thuê ngoài gia công chế biến

Nợ TK 152: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

Có TK 154

- Giảm nguyên vật liệu

+ Giảm do xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh

Nợ TK 621: Dùng chế tạo sản phẩm

Nợ TK 627: Dùng cho nhu cầu chung phân xưởng

Nợ TK 641: Dùng cho bán hàng

Nợ TK 642: Dùng cho quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241: Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định

Có TK 152: Giá thực tế vật liệu xuất kho

+ Giảm nguyên vật liệu do trả lại vốn góp liên doanh bằng vật liệu

Nợ TK 411: Giá trị đánh giá trao đổi

Có TK 152: Giá thực tế xuất kho

+ Giảm nguyên vật liệu do phát hiện thiếu khi kiểm kê

Nợ TK 632: Thiếu trong định mức

Nợ TK 1381: Thiếu ngoài định mức

Có TK 152, 153: Giá trị vật liệu, dụng cụ thiếu, mất.

+ Khi xử lý giá trị nguyên vật liệu thiếu ngoài định mức

Nợ TK 111,112,334: Giá trị bồi thường

Nợ TK 632: Phần không thu hồi được

Có TK 1381: Tổng giá trị thiếu, mất

- Xuất bán nguyên vật liệu

+ Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632: Giá vốn nguyên vật liệu.

Có TK 152.

+ Phản ánh giá bán

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu.

Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng.

Xem thêm các nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu tại: Kế toán nguyên vật liệu theo thông tư 200

Trên là bài viết nguyên vật liệu là tài khoản nào và hướng dẫn hạch toán tăng giảm xuất bán nguyên vật liệu, ngoài ra xem thêm: Công cụ dụng cụ là gì

 

dịch vụ báo cáo tài chính