Phân biệt giữa thuế, phí và lệ phí


Phân biệt giữa thuế, phí và lệ phí ? thông qua khái niệm, vị trí vai trò đối với xã hội, nền kinh tế, so sánh khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí có những điểm giống và khác nhau như thế nào

phân biệt giữa thuế phí và lệ phí

Điểm giống nhau khi phân biệt giữa thuế, phí và lệ phí

Thuế, phí và lệ phí có những điểm giống nhau sau:

Thứ nhất: Thuế, phí và lệ phí đều là những khoản thu bắt buộc mà cá nhân, tổ chức phải nộp trừ những trường hợp được miễn

Thứ hai: Thuế, phí và lệ phí đều là các nguồn thu của ngân sách nhà nước

Thứ ba: Múc đóng của thuế, phí và lệ phí phải nộp được xác định từ các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Điểm khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí

Phân biệt điểm khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí căn cứ thông qua khái niệm, văn bản điều chỉnh, vị trí và vai trò, phạm vi áp dụng, tính hoàn trả, cơ quan thu

1. Khái niệm:

Chúng ta cùng phân biệt thuế, phí và lệ phí thông qua khái niệm Căn cứ theo khoản 1 điều 3 của luật quản lý thuế 2019 thì

- Thuế:

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế

- Phí và lệ phí:

+ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015.

+ Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ

2. Văn bản điều chỉnh

Văn bản điều chỉnh cũng là một trong các tiêu chí để phân biệt thuế, phí và lệ phí

- Thuế: Thuế được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản có giá trị pháp lý cao là luật. Mặc dù được hướng dẫn bởi các nghị định và thông tư nhưng văn bản có giá trị pháp lý cao nhất (văn bản gốc) là luật.

Ngoài văn bản điều chỉnh chung là Luật Quản lý thuế thì mỗi loại thuế được quy định bởi một luật thuế tương ứng như: Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016,…- -

- Phí và lệ phí: Ngoài Luật Phí và lệ phí 2015 điều chỉnh chung thì phí và lệ phí được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật như nghị quyết, nghị định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.

Ví dụ: Lệ phí tòa án được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14; lệ phí môn bài được quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP; lệ phí trước bạ được quy định tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP; lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,…

3. Vị trí, vai trò

Ngoài khái niệm thì tiêu chí phân biệt thuế, phí và lệ phí phải kể tới vị trí, vai trò trong xã hội, nền kinh tế hiện nay

- Thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

Là nguồn tài chính chủ yếu bảo đảm hoạt động của các quan nhà nước.

- Phí và lệ phí:

Phí và lệ phí là những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (khoản thu phụ).

Chủ yếu để bù đắp chi phí khi Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tổ chức khác cung cấp dịch vụ công hoặc thực hiện công việc quản lý nhà nước.

4. Phạm vi áp dụng:

- Thuế

Thuế được áp dụng trong phạm vi cả nước, áp dụng đối với tất cả các đối tượng chịu thuế, không phân biệt đơn vị hành chính lãnh thổ.

Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công áp dụng đối với toàn bộ cá nhân cư trú, không cư trú theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân mà không phân biệt tỉnh, thành

- Phí và lệ phí:

Một số loại phí, lệ phí được áp dụng theo phạm vi lãnh thổ. Mức thu do HĐND tỉnh. thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Ví dụ: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, lệ phí hộ tịch, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, lệ phí đăng ký kinh doanh,…

5. Tính hoàn trả

Tiêu chí thứ 5 phải kể tới khi phân biệt thuế, phí và lệ phí đó là tính hoàn trả hay nói cách khác là lợi ích của người nộp thuế, phí, lệ phí

- Thuế: Khi nộp thuế thì không hoàn trả trực tiếp cho người nộp mà tính hoàn trả được thể hiện một cách gián tiếp thông các các hoạt động của mk;lịhNhà nước như xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội,…

- Phí và lệ phí: Lệ phí và phí mang tính hoàn trả trực tiếp cho tổ chức, cá nhân thông qua kết quả dịch vụ công.

Ví dụ: Khi nộp phí khai thác thông tin đất đai người có yêu cầu sẽ biết được các thông tin về quy hoạch, tình trạng pháp lý của thửa đất.

5. Cơ quan thu

- Thuế: Cơ quan thuế thu theo quy định của pháp luật thuế

- Phí và lệ phí: Ngoài một số loại phí, lệ phí do cơ quan thuế quản lý thu thì cơ quan có thẩm quyền thu là cơ quan cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước

Trên là bài viết phân biệt thuế, phí và lệ phí cho các bạn mới bắt đầu học thực hành kế toán thuế, nếu bạn chưa biết gì thì có thể tham khảo thêm khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế do đội ngũ kế toán trưởng chuyên làm dịch vụ kế toán thuế trực tiếp giảng dạy trên chứng từ thực tế ở các loại hình từ thương mại, dịch vụ cho tới sản xuất xây dựng

Xem thêm bài:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2022

Cách tra cứu mã số thuế cá nhân năm 2022