Phân loại đầu tư chứng khoán
Căn cứ theo thời hạn đầu tư có thể chia thành đầu tư ngắn hạn, đầu tư trung hạn và đầu tư dài hạn. Hoạt động đầu tư ngắn hạn thường có kỳ hạn dưới 1 năm, chủ yếu là hoạt động đầu tư ngân quỹ và hoạt động đầu tư hưởng lợi và hoạt động đầu tư phòng vệ. Hoạt động đầu tư dài hạn tập trung ở hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát, đầu tư góp vốn liên doanh và hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư chiến lược. Một cách khác để phân loại hoạt động đầu tư là theo loại tài sản đầu tư. Theo cách này, có thể phân loại đầu tư chứng khoán thành hoạt động đầu tư cổ phiếu, đầu tư trái phiếu, đầu tư các công cụ dẫn suất và đầu tư các tài sản tài chính khác.
Nhằm mục tiêu hoạch định và thực thi chính sách đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư có thể được phân loại theo mục đích đầu tư, thành: đầu tư ngân quỹ, đầu tư hưởng lợi, đầu tư phòng vệ và đầu tư nắm quyền kiểm soát.
Phân loại đầu tư chứng khoán
a. Đầu tư ngân quỹ
Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả (nhu cầu giao dịch), nhu cầu dự phòng và dự trữ, các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn. Tuy nhiên, tiền không phải là tài sản sinh lời nên các đối tượng này thường có xu hướng tăng cường đầu tư vào các tài sản sinh lời, giảm tiền dự trữ, do vậy, tiềm ẩn khả năng phá sản lớn do khả năng thanh toán kém. Để khắc phục trường hợp này, các nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc, CDs, kỳ phiếu ngân hàng, thương phiếu…Bên cạnh khả năng sinh lời, các chứng khoán này có vai trò như là các dự trữ thứ cấp khi nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh. Cần phân biệt đầu tư ngân quỹ với hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ của các công ty cổ phần nhằm can thiệp giá cổ phiếu khi phân loại đầu tư chứng khoán. Hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ không phải là hoạt động đầu tư bởi không nhằm mục đích kiếm lời và thường được sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý thị trường
b. Đầu tư hưởng lợi
Khác với hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có thể là lợi tức từ tài sản đầu tư như cổ tức được phân phối hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể thu được chênh lệch giá chứng khoán và các quyền khác nếu có.
Trong phân loại đầu tư chứng khoán thì hoạt động đầu tư hưởng lợi có thể bao gồm:
- Kinh doanh chênh lệch giá: Là hoạt động mua bán chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn từ chênh lệch giá chứng khoán. Ví dụ, một cổ phiếu được niêm yết đồng thời trên thị trường chứng khoán New York và thị trường chứng khoán Luân Đôn. Trên thị trường chứng khoán Luân Đôn, cổ phiếu được niêm yết bằng đồng Bảng Anh, còn trên thị trường chứng khoán New York, cổ phiếu được niêm yết bằng đồng Đôla Mỹ. có thể xuất hiện cơ hội kinh doanh chênh lệch giá tức thì
- Hoạt động đầu cơ: Là hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm kiểm tra lợi nhuận từ sự biến động giá chứng khoán trong ngắn hạn. Nhà đầu tư thường không quan tâm đến kết quả hoạt động trong dài hạn của công ty phát hành mà chỉ quan tâm diễn biến giá của chứng khoán trong ngắn hạn, ra các quyết định đầu tư mua bán chứng khoán nhằm ghi nhận ngay lãi đầu tư
- Kinh doanh giảm giá (bán khống): Là hoạt động đầu tư hưởng lợi khi có hiện tượng giảm giá chứng khoán. Khi dự báo giá chứng khoán giảm, nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán để chờ hạ giá và mua lại. Phần chênh lệch giá sau khi trừ chi phí giao dịch sẽ là thu nhập của nhà kinh doanh giảm giá. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ vay chứng khoán của một công ty chứng khoán và bán đi, chờ khi giá hạ họ sẽ mua lại để trả chứng khoán. Trong trường hợp này, quyền lợi liên quan đến chứng khoán vẫn thuộc bên cho vay và để bảo vệ quyền lợi của bên cho vay, công ty chứng khoán thường yêu cầu nhà đầu tư mở tài khoản bảo đảm với giá trị bảo đảm thường là 100% giá trị chứng khoán. Bán khống thường được coi là hoạt động kinh doanh không được khuyến khích bởi nó góp phần làm giảm nhanh giá chứng khoán, gây tổn thất của các nhà đầu tư chứng khoán khác, do vậy hoạt động này thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ
- Tạo lập thị trường: Là trường hợp nhà đầu tư, thường là các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại đảm nhận tạo thị trường cho các loại chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức này thường được cấp phép của ủy ban chứng khoán, thực hiện nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và thực hiện mua bán theo yêu cầu nhằm tạo tính thanh khoản cho chứng khoán. Họ có thể thu được lợi tức đầu tư từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch tăng giá chứng khoán, tiền hoa hồng khi thực hiện môi giới cho các nhà đầu tư, được miễn giảm thuế, miễn giảm chi phí giao dịch, được miễn phí thông tin, thuê trang thiết bị với giá rẻ và các hỗ trợ khác. Hoạt động tạo lập thị trường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán
c. Đầu tư phòng vệ
Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn, nhưng tiềm ẩn rủi ro cao, do vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúp các nhà đầu tư phòng tránh rủi ro như: Hợp đồng giao sau (Forwards), hợp đồng kỳ hạn (Futures_, hợp đồng quyền mua (call options), hợp đồng quyền bán (Put optinons),… Các công cụ này được sử dụng cho cả nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá, nghiệp vụ đầu cơ và nghiệp vụ phòng vệ.
d. Đầu tư nắm quyền kiểm soát
Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền được nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại đại hội cổ đông. Số lương cổ phiếu nắm giữ sẽ quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của các nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư lớn, thường là các nhà đầu tư có tổ chức như các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. Thông qua hoạt động đầu tư vốn, các tổ chức này thường tham gia hội đồng quản trị nhằm thực hiện hoạt động quản lý, tạo mối liên kết về sở hữu trong tập đoàn. Hoạt động thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp từ cuối những năm 80 của thể kỷ XX đã tạo nên các tập đoàn xuyên quốc gia, tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ, tạo lợi thế về quy mô và khả năng phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả và sức mạnh của cả tập đoàn.
Một hình thái khác của đầu tư nắm quyền kiểm soát phát triển mạnh trong một số năm gần đây là hoạt động đầu tư mạo hiểm. Một số tổ chức đầu tư lớn thường tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các công ty chưa phát triển, đặc biệt là yếu kém về công nghệ quản lý. Thông qua nắm quyền kiểm soát, các nhà đầu tư lớn thường tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các công ty chưa phát triển, đặc biệt là yếu kém về công nghệ quản lý. Thông qua nắm quyền kiểm soát, các nhà đầu tư lớn thực hiện tái cấu trúc công ty, thay đổi quản lý, công nghệ, từ công chúng đầu tư, từ đó thực hiện bán cổ phiếu trên thị trường tập trung hoặc thị trường OTC khi cổ phiếu tăng giá
Ngoài việc phân loại đầu tư chứng khoán thì bạn cần nắm được cơ sở của quyết định đầu tư chứng khoán là g
Cơ sở của quyết định đầu tư chứng khoán
Câu hỏi vì sao lại đầu tư và nhà đầu tư muốn gì từ hoạt động này đã được trả lời: Các nhà đầu tư mong muốn thu được lợi tức yêu cầu. Vì vậy câu hỏi lớn hơn là, làm thế nào nhà đầu từ có thể lựa chọn được loại hình đầu tư thích hợp để thu được lợi tức yêu cầu? Cơ sở của quyết định đầu tư chứng khoánchính là sự cân bằng giữa lợi tức và rủi ro luôn song song tồn tại với nhau. Vì vậy chúng ta phải cân bằng được hai yếu tố trên
Các nhà đầu tư trì hoãn các khoản tiêu dùng hiện tại để làm tăng giá trị tài sản trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu về lợi tức của một khoản đầu tư sẽ tập trung vào sự thay đổi giá trị tài sản có được bởi sự đầu tư này. Sự tyhay đổi này có thể do các dòng tiền thu được như lãi vay, cổ tức hay sự thay đổi giá trị của tài sản (tăng hoặc giảm)
Sách Investment Performance Mesurement định nghĩa: “Tỷ lệ lợi tức là lợi tức hay những lợi ích mà chúng ta thu về từ hoạt động đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định nào đó và được diễn giải theo tỷ lệ %. Lợi tức gắn liền với việc thu về hoặc mất đi bao nhiêu và rủi ro là bao nhiêu”.
Cuốn Corporate Finance định nghĩa: “Lợi tức là phần lợi nhuận thu về từ một lượng vốn bỏ vào một hoạt động đầu tư nào đó hay là vào trong các chứng khoán”.
Từ điển các thuật ngữ về thị trường chứng khoán: “Lợi tức là lợi nhuận hoặc phần thu về từ một lượng tiền đã được đầu tư như là lãi suất của các trái phiếu và được biểu thị bằng phần trăm của giá vốn”.
Trước khi ra quyết định đầu tư, chúng ta luôn nảy sinh câu hỏi trong đầu: Lợi tức mong muốn đạt được là bao nhiêu? Từ đó đưa ra mức độ chấp nhận rủi ro như thế nào? Nếu mong muốn lợi tức thấp, chúng ta phải đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro thấp như trái phiếu Chính phủ… Hoặc nếu mong muốn lợi tức cao, chúng ta có thể đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao hơn như cổ phiếu OTC…
Vậy thì, rủi ro là gì? Rủi ro là khả năng một tài sản có thể tăng hoặc giảm giá trị. “Rủi ro được hiểu là độ lệch chuẩn của thu nhập trong tất cả các hoạt động đầu tư, là sự không chắc chắn trong thu nhập của các tài sản” – Từ điển các thuật ngữ chứng khoán.
Hay, “Rủi ro là những sự kiện xảy ra có tác động đến những thu nhập của tài sản và rủi ro phụ thuộc vào những gì mà chúng ta xem đó là sự mạo hiểm và phụ thuộc vào từng nhà đầu tư ” – Investment Performance Measurement.
Trên là bài viết phân loại đầu tư chứng khoán cho các bạn mới tìm hiểu các kiến thức liên quan tới mảng này, ngoài trang bị kiến thức về chứng khoán thì bạn cũng nên tìm hiểu về các khóa học kế toán thực hành để nâng cao kinh nghiệm trong việc đầu tư tài chính nhé