​Phân tích kỹ thuật là gì


Trong lĩnh vực tài chính các bạn đã từng nghe nhiều về phân tích kỹ thuật, vậy phân tích kỹ thuật là gì
phân tích kỹ thuật là gì
Ngày nay phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi ở khắp các sàn giao dịch trên thế giới, trở thành một công cụ phân tích hữu hiệu đối với các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Với những phát triển vượt bậc của khoa học máy tính, kế hoạch thống kê hàng loạt các phần mềm ra đời hỗ trợ cho công tác phân tích kỹ thuật.

Lịch sử hình thành phân tích kỹ thuật

- Thị trường chứng khoán xuất hiện thực sự vào năm 1453 với sự kiện “ba chiết túi da” tại Brudes (vương quốc Bỉ).
- Thực tế, người Nhật là người đầu tiên dùng phân tích kỹ thuật trong phân tích giao dịch lúa gạo vào những năm 1800.
- Phân tích kỹ thuật thực sự bắt đầu mở rộng sau những phát hiện của các nhà phân tích, điển hình là Charles H. Dow, người sáng lập tạp chí phố Wall. Sau ông một loạt các nhà nghiên cứu khác định hình và hoàn thiện phương pháp của ông.

Phân tích kỹ thuật là gì ?

Phân tích kỹ thuật là cách các nhà đầu tư dựa vào giá cả biến động của thị trường trong quá khứ và hiện tại. Để đoán được xu hướng giá, xu hướng thị trường trong tương lai
Phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào biểu đồ và các công cụ hỗ trợ, để có thể xác định được giá cao nhất, giá thấp nhất, giá có xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm trong một khoảng thời gian nhất định và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn ( có nên mua ? hay có nên bán không ?

Tại sao phải phân tích kỹ thuật ?

Phân tích kỹ thuật là chúng ta phân tích xu hướng của thị trường, phân tích tâm lý của đám đông như vậy Câu hỏi tại sao phải phân tích kỹ thuật là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư F0 mới vào ? Chúng ta cần hiểu để biết được tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật là gì
+ Nắm bắt được xu hướng thị trường
+ Năm bắt được tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường
+ Giúp chúng ta đưa ra quyết định mua khi đang ở giá tốt và bán khi thị trường có xu hướng giảm
+ Tăng khả năng thành công trong 1 giao dịch
=>  Cá mập cũng phải phân tích kỹ thuật để quyết định đưa ra tin tức tốt xấu trên thị trường

Các giả định phân tích kỹ thuật

- Giả định 1: Biến động thị trường phản ánh tất cả.
Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào tác động đến giá chứng khoán như tâm ký, chính trị, hay yếu tố tài chính của doanh nghiệp đều được phản ánh rõ ràng trong giá thị trường. Do đó người ta cho rằng nghiên cứu nghiên cứu biến động của giá chứng khoán là tất cả những gì ta cần.
- Giả định 2: Giá chứng khoán vận động theo xu thế.
Với giả định này các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng giá chứng khoán có khả năng lặp lại theo một quy luật nào đó trong tương lai. Với giả định như vậy, phân tích kỹ thuật nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp.
- Giả định 3: Lịch sử sẽ lặp lại.
Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động giá đều nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Như thế giả định này được phát biểu như sau: “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”.

Cở lý thuyết của phân tích kỹ thuật

1. Lý thuyết Dow
Lịch sử hình thành
Trong những ghi chép của người đầu tiên đề ra lý thuyết này, Charles. H. Dow, có rất nhiều điều chứng tỏ rằng tác giả không hề nghĩ lý thuyết của mình sẽ trở thành một công cụ dùng cho dự báo thị trường chứng khoán hay thậm chí nó đã trở thành một hướng dẫn chung cho các nhà đầu tư. Những ghi chép ấy chỉ nói lên rằng, ông muốn lý thuyết của mình sẽ trở thành một thước đo biến động chung của thị trường. Dow thành lập công ty “Dịch vụ thông tin tài chính Dow-Jones” và được mọi người biết đến với việc tìm ra chỉ số bình quân thị trường chứng khoán. Những nguyên lý căn bản của học thuyết (ngày nay được đặt theo tên ông) đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên cứu mà ông viết cho “Tạp chí Phố Wall”. Sau khi Dow mất, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William. P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này. Sau 27 năm nghiến cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành lý thuyết Dow như ngày nay.
Tìm hiểu về lý thuyết của Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu đến chỉ số trung bình của thị trường. Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác, cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì giá của một số chứng khoán tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều dao động theo cùng một xu thế chung.
Cùng với những cố gắng nghiên cứu của mình, Charles Dow là người đã đưa ra khái niệm về “chỉ số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Hai loại chỉ số bình quân Dow-Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn còn cho đến cho đến ngày nay được Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung của thị trường. Một trong hai loại chỉ số ấy là chỉ số của 20 công ty hỏa xa, loại còn lại gọi là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones thuộc các ngành khác bao gồm 12 công ty mạnh nhất vào thời kỳ đó. Con số này tăng lên 20 công ty vào năm 1916 và đến 1928 là 30 công ty.
Một số nguyên lý cơ bản
Khi nghiên cứu về Lý thuyết Dow có 12 nguyên lý cơ bản sau, sau đây là một số nguyên lý chính:
(1) Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của chúa).
(2) Ba xu thế của thị trường: Lý thuyết Dow đưa ra nguyên lý về 3 xu thế giao động chính về giá trên thị trường chứng khoán, xu thế cấp một là xu thế chính, xu thế cấp 2 và 3 là xu thế thứ cấp.
(3) Bull market (thị trường con bò tót - thị trường tăng giá ): Nguyên lý này cho rằng một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên là quá trình “tích tụ“, thời kỳ thứ 2 là thời kỳ của sự tăng trưởng khá vững chắc. Thời kỳ 3 là thời kỳ thị trường sôi sục với những biến động.
(4) Bear market (thị trường con gấu - thị trường giảm giá): Nguyên lý này cho rằng xu thế giảm giá cơ bản chia thành 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên (thời kỳ “phân bổ”), thời kỳ thứ hai (thời kỳ hỗn loạn), thời kỳ thứ 3 (thời kỳ giảm giá cao).
(5) Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải xác nhận xu thế của thị trường. Đây là câu hỏi khó giải thích nhất đối với hệ thống các nguyên lý của lý thuyết Dow, tuy nhiên thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của nguyên lý.
(6) Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường: Ở đây thể hiện mối quan hệ giữa xu thế thị trường với khối lượng giao dịch chứng khoán.
(7) Đường ngang có thể thay thế cho xu hướng cấp 2.
(8) Chỉ sử dụng mức giá đóng của để nghiên cứu.
(9) Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu thực sự về sự đảo chiều xu thế đó được xác định.
2. Lý thuyết sóng( Elliott)
Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”.
Lý thuyết sóng có 3 khía cạnh cơ bản: mô hình, tỷ lệ, thời điểm.
Lý thuyết sóng được áp dụng cho các chỉ số bình quân của thị trường chứng khoán, đặc biệt là chỉ số công nghiệp DowJones. Một cách cơ bản nhất lý thuyết này cho rằng thị trường chứng khoán luôn lặp lại cho kỳ gồm 5 sóng hướng gia tăng xu thế hiện tại và 3 sóng ngược hướng xu thế hiện tại.

Ưu điểm nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Ưu điểm
- Phân tích kỹ thuật không phụ thuộc nhiều vào các báo cáo tài chính. Các nhà phân tích kỹ thuật tranh luận rằng có một vài vấn đề chính với báo cáo tài chính.
+ Thiếu thông tin cần thiết cho các nhà phân tích;
+ GAAP cho phép các công ty lựa chọn phương pháp báo cáo, dẫn đến việc khó có thể so sánh báo cáo tài chính của hai công ty;
+ Một số nhân tố không thể định lượng được không được thể hiện trong báo cáo tài chính.
- Những nhà phân tích theo trường phái phân tích cơ bản phải đánh giá những thông tin mới và nhanh chóng xác định giá trị thực mới, nhưng những nhà phân tích theo trường phái kỹ thuật thuần túy chỉ cần nhận diện sự dịch chuyển của giá cân bằng.
- Nhà phân tích kỹ thuật tiến hành giao dịch khi sự dịch chuyển tới điểm giá cân bằng mới đang diễn ra trong khi nhà phân tích cơ bản tìm kiếm các chứng khoán đang bị định giá sai mà thị giá chưa kịp điều chỉnh bằng với giá trị thực.
Nhược điểm
- Phân tích kỹ thuật có quá nhiều giả định.
- Phân tích kỹ thuật đối lập với nguyên lý bước đi ngẫu nhiên và thị trường hiệu quả.
- Phân tích kỹ thuật luôn có một độ trễ nhất định do sử dụng bộ số liệu của quá khứ.
- Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng, lý thuyết này thường làm cho nhà đầu tư phải băn khoăn.
- Lý thuyết Dow không giúp gì cho nhà đầu tư theo những biến động trung gian.
Trên là bài viết phân tích kỹ thuật là gì ? giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật trong đầu tư tài chính, ngoài ra các bạn xem thêm: Biểu đồ nến là gì
dịch vụ báo cáo tài chính