Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt định khoản
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là một trong những nghiệp vụ sử dụng nhiều nhất ở bất kỳ thành phần tổ chức hay công ty nào cũng đều có nghiệp vụ này, vậy định khoản rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt như thế nào và cần những loại chứng từ gì
1/ Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt cần chứng từ gì
+ Séc rút tiền mặt
Bộ phận kế toán thanh toán cần viết séc rút tiền sau đó xin chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng và mang tới ngân hàng
+ Phiếu thu
Khi nộp tiền mặt về công ty cần lập phiếu thu tiền có chữ ký của thủ quỹ và người nộp tiền
Bộ phận kế toán thanh toán mới tiến hành ghi sổ kế toán tiền mặt (111)
2/ Định khoản rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Theo mục 3.4 khoản 3 điều 12 của thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế) định khoản
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112) - Chi tiết xem tại: Tài khoản 111 theo thông tư 200
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng(1121,1122) - Chi tiết xem tại: Tài khoản 112 theo thông tư 200
Có TK 341 – Vạy và nợ thuê tài chính (3411) “ - Chi tiết xem tại: Tài khoản 341 theo thông tư 200
Dựa trên khoản 3.4 ta Định khoản rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt như sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng(1121,1122)
Ví dụ:
Kế Toán Thanh Toán công ty HLViết Séc rút tiền gửi ngân hàng 50.000.000 VNĐ về nhập quỹ tiền mặt
Định khoản như sau:
Nợ TK 1111: 50.000.000 VNĐ
Có TK 1121: 50.000.000 VNĐ
Trên là bài viết cách hạch toán nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, các bạn có thể tham khảo các tài khoản khác tại: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200
Nếu bạn muốn tự học để làm kế toán, muốn bắt đầu học kế toán bài bàn từ con số 0 để khi làm được việc có thể tham khảo khoá: Học kế toán thực hành 1 kèm 1 theo yêu cầu trên chứng từ gốc của doanh nghiệp bạn dành cho người chưa biết gì về kế toán