Tài khoản kế toán là gì


Tài khoản kế toán là gì ? Kết cấu theo biểu mẫu của tài khoản ? Kết cấu đơn giản của tài khoản ? Các nguyên tắc xây dựng tài khoản và ghi chép vào tài khoản kế toán ? Cách gọi tên và đánh số tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán là gì

Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Mục đích của phương pháp này nhằm phân loại đối tượng kế toán để theo dõi, phản ánh có hệ thống về một đối tượng kế toán.
Ví dụ: Mở bảng hệ thống tài khoản 
Với đối tượng kế toán Tiền mặt – mã hóa bởi số hiệu: TK 111, Hàng hóa – mã hóa bởi số hiệu: TK 156
 

Kết cấu theo biểu mẫu của tài khoản kế toán:

tài khoản kế toán là gì

Ví dụ:

Ngày 01/01/2021, công ty A tồn tại quỹ tiền mặt 100.000.000đ, trong tháng 01 có các nghiệp vụ:

Phiếu chi PC001 ngày 03/01, chi 60.000.000 tiền mặt để mua TSCĐ

Phiếu thu PT001 hgày 10/01, thu 80.000.000 tiền mặt cùa khách hàng trả nợ.

Phiếu chi PC002 ngày 15/01, chi 50.000.000 tiền mặt mua NVL nhập kho.

Phiếu chi PC003 ngày 20/01, chi 20.000.000 tiền mặt mua hàng hóa.

Phiếu thu PT002 ngày 25/01, thu 15.000.000 tiền mặt từ bán hàng.

tài khoản kế toán là gì

Kết cấu giản đơn của tài khoản kế toán là gì

Để đơn giản hơn trong học tập và nghiên cứu, tài khoản kế toán sẽ được minh họa dưới dạng chữ T như sơ đồ sau đây:

tài khoản kế toán là gì

Tài khoản kế toán bao gồm 3 yếu tố:
- Tên tài khoản 
- Bên trái gọi là bên Nợ.
- Bên phải gọi là bên Có.
 
Các số liệu được phản ánh trên tài khoản kế toán là gì
+ Số dư đầu kỳ.
+ Số phát sinh tăng hoặc giảm trong kỳ.
+ Số dư cuối kỳ
 

Các nguyên tắc xây dựng tài khoản và ghi chép vào tài khoản kế toán

- Phải có nhiều loại tài khoản để theo dõi từng loại tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả...
- Kết cấu của tài khoản kế toán tài sản phải ngược với kết cấu của tài khoản phản ánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Kết cấu tài khoản doanh thu giống kết cấu vốn chủ sở hữu, kết cấu tài khoản chi phí ngược với kết cấu tài khoản doanh thu
- Số phát sinh tăng được ghi cùng bên với số dư đầu kỳ, số phát sinh giảm được phản ánh ở bên còn lại của tài khoản kế toán. Số dư của một tài khoản là phần chênh lệch giữa bên nợ và bên có
- Ghi một số tiền vào bên trái của tài khoản được gọi là ghi Nợ, ghi một số tiền vào bên phải của tài khoản gọi là ghi Có
Dựa trên nguyên tắc xây dựng tài khoản kế toán này, kết cấu của một số tài khoản cơ bản như sau:
tài khoản kế toán là gì
Bên cạnh các tài khoản kế toán cơ bản nêu trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản điều chỉnh cho tài khoản cơ bản ví dụ như kế toán sử dụng tài khoản " Hao mòn TSCĐ" để theo dõi giá trị khấu hao lũy kế của TSCĐ. Dựa vào số liệu trên "TSCĐ" và tài khoản "Hao mòn TSCĐ" kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ. Do vậy, tài khoản "Hao mòn TSCĐ" được gọi là tài khoản điều chỉnh cho tài khoản "TSCĐ". Theo quy định, các tài khoản điều chỉnh luôn có kết cấu ngược với tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh.
Ngoài việc sử dụng tài khoản điều chỉnh, kế toán còn sử dụng các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Tài khoản tổng hợp là tài khoản theo dõi và cung cấp các thông tin tổng quát nhất về đối tượng phản ánh. Đối tượng ghi của các tài khoản tổng hợp chỉ được giới hạn ở những chỉ tiêu chung, phản ánh tình hình chung của nhiều loại tài sản, nguồn vốn có phạm vi giống nhau. Các đối tượng được ghi nhận trên tài khoản tổng hợp theo thước đo giá trị. Ngược lại tài khoản phân tích có nhiệm vụ cung cấp các thông tin chi tiết về từng đối tượng cụ thể, theo cả ba thuưước đo: giá trị, thời gian và số lượng. Tài khoản phân tích theo dõi chi tiết một đối tượng đã được ghi trên tài khoản tổng hợp nhằm bổ sung thông tin cho các chỉ tiêu chung đã được phản ánh trên các tài khoản tổng hợp
Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản kế toán tổng hợp và tài khoản chi tiết:
- Kết cấu tài khoản tổng hợp và tà khoản chi tiết phải nhất quán
- Một nghiệp vụ đã được ghi vào tài khoản tổng hợp thì đồng thời cũng phải được ghi vào tài khoản chi tiết. Nói cách khác, tổng số tiền ghi trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số tiền ghi trên tài khoản chi tiết của tài khoản tổng hợp đó
- Giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết của nó không có quan hệ ghi chép, tuy nhiên giữa các tài khoản chi tiết của cùng một tài khoản tổng hợp vẫn có quan hệ đối ứng nhau
Theo chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm 8 loại, được khái quát như sau:

Loại TK

Nhóm loại tài khoản

Thuộc báo cáo

1,2

Tài khoản tài sản 

Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán

3

Tài khoản nợ phải trả

4

Tài khoản vốn chủ sở hữu

5

Tài khoản doanh thu

Tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh

6

Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh

7

Tài khoản thu nhập khác

8

Tài khoản chi phí khác

9

Tài khoản xác định kết quả

Cách gọi tên và đánh số tài khoản kế toán

- 1 -> 9: Là các số đầu tiên của thứ tự các loại tài khoản

- Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số, mỗi con số đều có ý nghĩa riêng, ví dụ tài khoản 111 - Tiền mặt là tài khoản cấp 1

- Tài khoản cấp 2 có 4 chữ số và phải bắt đầu từ số hiệu của tài khoản tổng hợp vi dụ: 1111 - Tiền mặt VNĐ tài khoản cấp 2

Ngoài ra còn có tài khoản cấp 3 ví dụ: 33311 - Thuế GTGT đầu ra

Trên là bài viết tài khoản kế toán là gì dành cho các bạn đang học kế toán thực hành, để tra cứu các loại tài khoản các bạn tham khảo: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

Xem tiếp bài:

⇒  Sổ cái là gì

⇒  Cách định khoản kế toán

Ngoài ra để hiểu bản chất về hạch toán các tài khoản kế toán các bạn luyện thực hành tại: Bài tập nguyên lý kế toán