Thâm hụt ngân sách nhà nước là gì


Thâm hụt ngân sách nhà nước hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu không mang tính chất hoàn trả

thâm hụt ngân sách nhà nước là gì

Thâm hụt ngân sách nhà nước là gì

Là tình trạng xảy ra khi tổng các khoản chi ngân sách vượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách

Các chỉ tiêu phản ánh thâm hụt

Mức thâm hụt ngân sách = Thu trong cân đối – (Chi thường xuyên + Chi đầu tư phát triển)

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách

Tỷ lệ thâm hụt NS =( Mức thâm hụt NS / GDP)*100%

Thu

Chi

A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí).

B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước).

C. Bù đắp thâm hụt.

- Viện trợ.

- Lấy từ nguồn dự trữ.

Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc)

D. Chi thường xuyên.

E. Chi đầu tư.

F. Cho vay thuần.

(= cho vay mới – thu nợ gốc)

A + B + C = D + E + F

Công thức tính thâm hụt ngân sách nhà nước của một năm sẽ như sau:

Thâm hụt ngân sách nhà nước = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C

Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước

- Tác động của chu kỳ kinh doanh

Khủng hoảng làm cho thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức thâm hụt ngân sách nhà nước tăng lên.

Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Mức thâm hụt do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

- Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước

Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Mức thâm hụt do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là thâm hụt cơ cấu.

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn…), tổng hợp của thâm hụt chu kỳ và thâm hụt cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà nước.

-  Chủ quan

+ Cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi

+ Bất cập trong quản lý điều hành ngân sách của Nhà nước

- Khách quan

+ Diễn biến bất thường của chu kỳ kinh doanh

+  Khủng hoảng kinh tế

+ Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách

- Lạm phát

Thâm hụt ngân sách nhà nước làm nền kinh tế thiếu tiền, có các cách khắc phục là đi vay, phát hành tiền. Khi phát hành tiền sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến giá cả tăng (tiền mất giá) gây ra lạm phát. Đối với việc đi vay, bao gồm vay trong nuớc và vay nuớc ngoài. Khi vay nước ngoài thì thuờng có những điều khoản ràng buộc, và một mức lãi suất nhất định.

Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo. Hơn nữa, khi vay tiền trong dân với 1 lượng lớn, nhu cầu nhiều sẽ phải tăng lãi suất tiền vay để vay được số tiền đó. Mặc khác, trong dân mất đi 1 khoản tiền lớn cho đầu tư khác.

- Thất nghiệp

Khi lạm phát cao, giá cả tăng cao, chi phí sản xuất lớn, mà giá cả lại biến động từng ngày các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc sản xuất làm nhu cầu về nhân lực giảm.

- Tỉ giá và cán cân thương mại

Tiền trong nuớc mất giá, tỉ giá sẽ tăng cao, nghĩa là số tiền VND phải nhiều hơn truớc mới có thể đổi được một đồng ngoại tệ khác. Việc này sẽ làm giảm đầu tư, đặc biệt là đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, và các đầu tư có yếu tố nuớc ngoài. Hơn nữa khi đồng nội tệ mất giá, kéo theo hàng loạt sự mất ổn định thị trường, hiệu quả các dự án đầu tư và ảnh hưởng tới chính sách thuế. Nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại.

Tóm lại thâm hụt ngân sách nhà nước tác động

+ Lãi suất thị trường

+ Đầu tư sản xuất trong nước

+ Tỷ lệ thất nghiệp

+ Cán cân thương mại

+ Nợ công

+ Sự ổn định của đồng tiền

Biện pháp khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước

Tăng thu

Giảm chi

Phát hành tiền

Sử dụng dự trữ ngoại hối

Vay nợ trong nước

Vay nợ nước ngoài

Trên là bài viết thâm hụt ngân sách nhà nước là gì dành cho các bạn đang học kế toán online về mảng đầu tư tài chính

Xem tiếp bài: Năm ngân sách là gì

dịch vụ báo cáo tài chính