Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì


Thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc biệt  nằm trong danh  mục do Nhà nước qui định nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
thuế tiêu thụ đặc biệt là gì
 

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định.
Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ ở một quốc gia tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống văn hóa và mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó. Nhìn chung, các hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn để thu thuế TTĐB có các tính chất sau:
- Việc sản xuất, tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ này chưa thật cần thiết đối với đời sống xã hội nên thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.
- Lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ này thường biến động theo thu nhập nhưng ít biến động theo mức giá cả.
- Các loại hàng hóa này cần hạn chế tiêu dùng do không có lợi đối với nền kinh tế - xã hội nói chung hoặc có hại cho sức khoẻ, môi trường hay gây lãng phí cho xã hội.
Tên 
 

Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt

Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng nên ngoài tính chất là thuế gián thu, thuế tiêu thụ đặc biệt còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
 
Một là, thuế tiêu thụ đặc biệt được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây nên sự trùng lắp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hóa. Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tối đa sự thất thu thuế tiêu thụ đặc biệt thông qua việc gian lận về số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ.
 
Hai là, thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức động viên cao. Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được xác định trên cơ sở giá trị hoặc trên cơ sở đơn vị đo lường khác và thường được thu với mức thuế suất cao hơn so với thuế tiêu dùng thông thường. Đặc điểm này thể hiện quan điểm điều tiết của Nhà nước thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt. Xét ở khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ này theo định hướng của Nhà nước, thì cần thiết phải sử dụng mức thuế cao thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Xét ở khía cạnh phân phối thu nhập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này là những người có thu nhập cao. Vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt cần xây dựng mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.
 
Ba là, danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không nhiều và thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của dân cư. Với diện thu thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối hẹp cho nên có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và phân phối nguồn thu nhập. Do đó, thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ rất có hiệu quả của các mục tiêu chính sách khác ngoài mục tiêu nguồn thu.
 
Bốn là, bổ sung cho thuế tiêu dùng nhằm giảm tính chất lũy thóai của chúng. Hạn chế lớn nhất của thuế tiêu dùng là có tính lũy thóai so với thu nhập, những người có mức thu nhập càng cao thì tỷ lệ điều tiết về thuế so với thu nhập càng thấp. Để hạn chế tính lũy thóai của thuế tiêu dùng có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như:
(i) Đánh thuế thu nhập;
(ii) Áp dụng thuế suất thấp với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
(iii) Áp dụng thuế suất cao với hàng hóa, dịch vụ cao cấp thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt;
(iv) Phân biệt mức thuế suất theo bao bì, mẫu mã của sản phẩm.
 

Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu quan trọng của thuế tiêu dùng, tạo ra một tiềm năng rất lớn về nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có khối lượng tiêu thụ lớn, ít người sản xuất, lượng cầu ít biến động, dễ xác định và ít có khả năng thay thế. Trong khi đó, nó lại đòi hỏi rất ít về nguồn lực quản lý. Vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt thường tạo ra số thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt còn được coi là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt. Trong việc thực hiện mục tiêu này, tư tưởng chung là hạn chế những hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng không  có lợi cho nền kinh tế quốc dân xét trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội.
Mặt khác, thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần quan trọng trong việc tái phân phối thu nhập của người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.
 

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là ai

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, khi xác định đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải có đầy đủ 2 điều kiện: Đối tượng đó hoặc là người sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ hoặc là người nhập khẩu hàng hóa nằm trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Sở dĩ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh cả vào hàng nhập khẩu, một mặt nhằm đảm bảo công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập, mặt khác để bảo hộ sản xuất trong nước, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ví dụ 1: Công ty thuốc lá Thăng Long sản xuất thuốc điếu bán cho công ty thương mại Hà Nội để phân phối cho người tiêu dùng.

Công ty nào phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt? Đáp án: Công ty thuốc lá Thăng Long.

Ví dụ 2: Công ty rượu Hà Nội bán cho công ty Intimex để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết. Công ty Intimex chỉ xuất khẩu được một phần.

Trong trường hợp này công ty nào phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đáp án: Công ty Intimex nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho số rượu công ty Intimex bán trong nước.

 

Văn bản pháp luật quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt là gì

- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008;
- Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
- Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐ và Luật Quản lý thuế;
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11;
- Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
- Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1//7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật số 106/2016/QH13;
- Nghị định số 14/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/201  của  Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Nghị định số 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
- Thông tư số 195/2015/TT- TC ngày 24/11/2015 hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/201 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Thông tư số 130/2016/TT- TC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế;
- Thông tư 20/2017/TT- TC ngày 6/3/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 Thông tư Thông tư số 195/2015/TT- TC đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC;
- Thông tư số 156/2013/TT- TC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;
- Thông tư số 119/2014/TT- TC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số thông tư hướng dẫn về thuế và quản lý thuế;
- Thông tư số 151/2014/TT- TC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ;
- Thông tư số 26/2015/TT- TC ngày 27/2/201 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/201 /NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 201 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT- TC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trên là bài viết thuế tiêu thụ đặc biệt là gì, các bạn đang học kế toán thuế có thể tham khảo thêm để ôn luyện

Bài tiếp: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

dịch vụ báo cáo tài chính