Thuế xuất nhập khẩu là gì


Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chỉ phát sinh khi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Chủ thể nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế và các tổ chức, cá nhân  nhận  ủy thác xuất  khẩu,  nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Thuế xuất nhập khẩu là gì

Khái niệm thuế xuất nhập khẩu là gì: Thuế xuất nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.

thuế xuất nhập khẩu là gì

Thuế xuất nhập khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới xuất phát từ các lý do sau:

- Thuế xuất nhập khẩu là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương

Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nội địa. Nó mang lại cho đất nước nhiều nguồn lợi lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, hàng hóa, góp phần giải quyết các vấn đề của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương mở rộng, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những tác hại đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như: sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị với nước ngoài; phong tục, tập quán, lối sống của quốc gia bị ảnh hưởng. Vì vậy, các quốc gia đều sử dụng thuế xuất nhập khẩu như một công cụ quan trọng để kiểm soát hoạt động ngoại thương, quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu; khuyến khích xuất nhập khẩu những hàng hóa có lợi và hạn chế xuất nhập khẩu những hàng hóa có hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Thuế xuất nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước

Hoạt động ngoại thương phát triển có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sản xuất nội địa, đặc biệt đối với những nền kinh tế chậm phát triển chưa đủ sức cạnh tranh với kinh tế nước ngoài. Vì vậy, ở các quốc gia kinh tế chậm phát triển, thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ của nhà nước để bảo hộ sản xuất trong nước. Để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, tăng cường khả năng trên thị trường quốc tế, các quốc gia thường không đánh thuế xuất khẩu, hoặc thu với thuế suất rất thấp với mục tiêu quản lý là chủ yếu. Đối với thuế nhập khẩu, được các quốc gia sử dụng rất linh hoạt tùy theo tính chất, mục đích của hàng hóa nhập khẩu và phù hợp với trình độ kinh tế của từng nước trong từng thời kỳ.

- Thuế xuất nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước

Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nội địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của Nhà nước lại eo hẹp. Do đó đối với các nước đang phát triển, mục tiêu động viên số thu cho ngân sách nhà nước của thuế xuất nhập khẩu được coi trọng. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia thường mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóa tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được, hoặc đánh thuế xuất khẩu vào những hàng hóa mà trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng cao với các mức thuế suất động viên hợp lý.

Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu

Là công cụ quan trọng của nhà nước trong chính sách ngoại thương, thuế xuất nhập khẩu có các đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu.

Nhà nước sử dụng thuế xuất nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì vậy, thuế xuất nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá của hàng hóa xuất nhập khẩu. Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng, giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hóa phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp.

Thứ hai, thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương.

Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Thuế xuất nhập khẩu là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc đánh thuế xuất nhập khẩu thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Giá trị của hàng hóa được xác định làm căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu là giá trị cuối cùng của hàng hóa tại cửa khẩu xuất (đối với thuế xuất khẩu) và giá trị của hàng hóa tại cửa tại cửa khẩu nhập đầu tiên (đối với thuế nhập khẩu). Giá trị tính thuế xuất nhập khẩu phải phản ánh khách quan, trung thực giá trị giao dịch thực tế của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thứ ba, thuế xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế

Cụ thể như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế... Thuế xuất nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hóa xuất nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hóa thương mại, mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Từ đó, các yếu tố quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách thuế xuất nhập khẩu từng quốc gia. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, đòi hỏi chính sách thuế xuất nhập khẩu phải có tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp tùy theo sự biến động của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế, ngoài ra chính sách thuế xuất nhập khẩu còn phải đảm bảo phù hợp với hiệp định, cam kết quốc tế mà mỗi quốc gia ký kết, tham gia.

Vai trò của thuế xuất nhập khẩu

- Tạo nguồn thu ngân sách:

Thuế là nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước. Có nhiều sắc thuế được áp dụng như thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng... Tùy theo từng quốc gia, từng thời kỳ khác nhau mà sự đóng góp của thuế xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách là khác nhau. Tỷ trọng này thường cao hơn ở các nước đang phát triển. Với vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách thì thuế xuất nhập khẩu là một phần của chính sách tài chính quốc gia.

- Bảo hộ nền sản xuất trong nước:

Khi nói đến vai trò bảo hộ sản xuất trong nước nghĩa là chúng ta đang nói đến thuế nhập khẩu. Thuế quan bảo hộ được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu làm giảm khả năng cạnh tranh của nó đối với hàng hóa được sản xuất trong nước. Để thay thế, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất. Thuế quan bảo bộ được tính toán và đưa ra khi nhà nước cho rằng ở mức thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và về cơ bản thị phần sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu.

Trên thực tế thì rất khó có thể phân biệt rạch ròi giữa thuế quan tạo nguồn thu và  thuế quan bảo hộ bởi vì thuế quan đã chứa đựng hai yếu tố là bảo hộ và tạo nguồn thu. Bảo hộ sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ nền sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nội địa. Bảo hộ cũng làm giảm tính cạnh tranh, lãng phí nguồn lực gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc lựa chọn ngành nghề bảo hộ, thời gian bảo hộ phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Về lâu dài thì đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế mới là yếu tố quyết định.

- Kiểm soát hoạt động ngoại thương:

Trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng lớn về quy mô, đa dạng về chủng loại. Trong các luồng hàng hóa xuất nhập khẩu đó có loại phục vụ nhu cầu thiết yếu cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, cũng có những mặt hàng phục vụ cho một số ít tầng lớp dân cư giàu có trong xã hội. Có những mặt hàng phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, cũng có những mặt hàng gây tổn hại đến an ninh, an toàn xã hội… Để khuyến khích hay hạn chế các loại hàng hóa đó nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như hạn ngạch, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hay thuế quan… trong đó thuế quan vẫn là công cụ hiệu quả.

Văn bản hiện hành quy định thuế xuất nhập khẩu

 
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016;
- Luật Hải quan số 4/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và Luật Quản lý thuế;
- Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐ và Luật Quản lý thuế;
- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi);
- Nghị định số 08/201 /NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Nghị định số 12/201 /NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;
- Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
- Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
- Thông tư số 38/2015/TT- TC ngày 2 /3/201  thủ tục  hải  quan;  kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư số 130/2016/TT- TC ngày 12/8/2016 hướng dẫn thi  hành Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
- Thông tư số 39/2018/TT- TC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-  TC ngày 2  /3/2015 thủ tục hải quan; kiểm  tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 
Trên là bài viết thuế xuất nhập khẩu là gì cho các bạn đang học kế toán xuất nhập khẩu tại các trường hoặc đi làm rồi cần nghiên cứu
dịch vụ báo cáo tài chính