Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định


Việc sử dụng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định nào phù hợp thì còn tùy thuộc vào đặc thù và lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp, trong bài viết này sẽ giới thiệu về 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC

các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Vậy doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ nào?

Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định 

1/ Khái niệm khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng tại đơn vị, TSCĐ bị hao mòn dần.

Trong thông tư số 45/2013/TT-BTC có nêu: “Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ doa tham gia vào hoạt động SXKD, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ”.

Hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị sử dụng của TSCĐ. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng hao mòn do sự tác động của môi trường tự nhiên, điều kiện làm việc và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hao mòn được biẻn hiện dưới 2 dạng:

 -Hao mòn hữu hình là hao mòn xảy ra trong quá trình sử dụng TSCĐ do các tác động lý, hoá học (do yếu tố kỹ thuật trong quá trình sử dụng hoặc do tác động của môi trường)

-Hao mòn vô hình là hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật đem lại (biểu hiện rõ nhất của hao mòn vô hình là với cùng một số tiền hoặc ít hơn, có thể mua được những TSCĐ có tĩnh năng tốt hơn. Ví dụ: máy tính cá nhân…)

Trong quá trình sử dụng TSCĐ, để thu hồi số vốn đã bỏ ra để đầu tư vào TSCĐ, DN tiến hành trích khấu hao tài sản cố định. Thông tư số 45/2013/TT-BTC, có quy định tất cả cá TSCĐ sử dụng cho mực đích SXKD của đơn vị thì DN được phép trích khấu hao.

Theo VAS 03: Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Còn theo thông tư 45 thì khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí SXKD trong thờời gian trích khấu hao của TSCĐ

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC, các công ty có thể sử dụng một số phương pháp khấu hao, như sau 

-  Phương pháp đường thẳng

-  Phương pháp theo sản lượng

 - Phương pháp theo số dư giảm dần có điều chỉnh

2/ Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Phương pháp khấu hao đường thẳng

So với các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định thì Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức ổn định từng năm của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp khấu hao đường thẳng phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Phương pháp này thường được các công ty sử dụng rộng rãi vì tính đơn giản của nó.

Hạn chế của phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

+ Tính hữu ích của kinh tế của tài sản là như nhau mỗi năm (mức khấu hao hằng năm bằng nhau)

+ Chi phí bảo trì và sửa chữa về cơ bản là giống nhau theo từng thời kỳ.

Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo sản lượng

Phương pháp trích khấu hao theo sản lượng giả định rằng , khấu hao là một chức năng sử dụng hoặc năng suất, không  phải chức năng của thời gian. Các công ty xem xét tuổi thọ của tài sản theo sản lượng mà nó cung cấp hoặc theo số giờ hoạt động.

Đối với phương pháp trích khấu hao theo sản lượng thì:

Tài sản cố định phải trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

Phải xác định được tổng số lương hoặc khối lượng sản phẩm theo công suất thiết kế của tài sản cố định

Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không được thấp hơn 100% công suất thiết kế

Xem thêm: Phương pháp trích khấu hao theo sản lượng

Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần sử dụng tỉ lệ khấu hao là bội số của phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao hàng năm = Tỷ lệ khấu hao nhanh x Giá trị còn lại. Phương pháp số dư giảm dần không khấu trừ giá trị có thể thu hồi trong quá trình khấu hao. Vì giá trị còn lại của tài sản giảm dần qua các năm nên chi phí khấu hao qua từng năm sẽ thấp hơn. Quá trình này tiếp tục cho đến khi giá trị còn lại của tài sản bằng với giá trị có thể thu hồi ước tính của nó. Vào thời điểm đó, công ty ngừng khấu hao.

Trên thực tế các công ty sử dụng nhiều hệ số khấu hao nhanh ở các mức 1,5 lần, 2 lần, 2,5 lần, Các công ty thường chuyển từ phương pháp số dư giảm dần sang phương pháp đường thẳng khi gần hết tuổi thọ hữu ích của tài sản để đảm bảo rằng toàn bộ giá trị của TSCĐ được khấu hao hết

Xem thêm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

So sánh các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Phương pháp trích khấu hao đường thẳng

–  Ưu điểm: Đơn giản dễ tính toán, mức phân bổ đều qua các kỳ sử dụng, dễ quản lý do vậy là phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng

– Nhược điểm: Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định này không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, Vì chi phí phân bổ đều trong các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng tài sản cố định, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất…là không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý).

Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Ưu điểm: Sử dụng phương pháp khấu hao theo số lương, khối lượng sản phẩm (sản lượng) mang lại sự phân bổ hợp lý phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữ các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của tài sản cố định phân bổ nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị tài sản cố định ít hơn

Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của phương pháp trích khấu hao theo sản lượng là sử giả định mang tính chủ quan về số lương sản phẩm sản xuất trong kỳ vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, hỏng máy không đạt được tiêu chí sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được, như vậy gây tình trạng phân bổ không chính xác dẫn tới sai lệch các chỉ tiêu trên BCTC đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp

Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

 

- Đây là phương pháp trích khấu hao tài sản cố định áp dụng trong các doanh nghiệp về lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi phát triển nhanh

- Phải là tài sản cố định đầu tư hoàn toàn mới chưa qua sử dụn

- Phải là các máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

Để xác định được số năm phân bổ thì kế toán phải căn cứ vào bảng trích khấu hao tài sản cố định của từng loại: Khung trích khấu hao tài sản cố định

Trên là các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, nếu bạn chưa có kiến thức vững về nghiệp vụ kế toán có thể tham khảo khóa học kế toán thực hành online để tự tin làm công việc kế toán nhé

Bài trước: Tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định

dịch vụ báo cáo tài chính